4 quan niệm của người Nhật Bản truyền cảm hứng cho cuộc sống thường ngày: Mọi thứ quá đẹp để lãng phí

4 quan niệm của người Nhật Bản truyền cảm hứng cho cuộc sống thường ngày: Mọi thứ quá đẹp để lãng phí

Ngày đăng: 31/03/2023 09:21 AM

    Người Nhật từ lâu đã được thừa nhận rằng những quan niệm của họ tiết lộ bí mật để sống một cuộc sống đơn giản và ý nghĩa hơn. Những khái niệm này bao gồm từ triết học đến thẩm mĩ, thiết kế, nguyên tắc cư xử và đạo đức.

    Khi chúng ta đi du lịch, chúng ta có thể không hiểu ngôn ngữ của một quốc gia, nhưng sự hiểu biết về những triết lý sống của đất nước đó có thể là một cái nhìn sâu sắc về linh hồn của văn hóa. Dưới đây là 4 khái niệm của Nhật Bản đã truyền cảm hứng cho cuộc sống thường ngày của chúng ta.

    MOTTAINAI – Quá tốt để lãng phí

    Tôi đã trải qua thời thơ ấu của mình với bà tôi, bà thường nói với tôi: “Khi chúng ta chết đi, chúng ta được chôn trên núi. Đó là lý do vì sao mà tấm vải liệm được làm bằng cây gai dầu. Cây gai dầu được trồng trên đất của chúng ta cũng là bởi vì như vậy, nó sẽ trở lại với mảnh đất này một cách dễ dàng.

    “Những thớ vải hay quần áo là thứ bảo vệ cơ thể bạn. Bạn không thể lãng phí ngay cả một chút. Thật là lãng phí”, Chuzaboro Tanaka nói vậy.

    “Mottainai” là một thuật ngữ Phật giáo cổ được dịch ra bằng tất cả sự tôn trọng cho nguồn tài nguyên sẵn có, để không lãng phí các nguồn tài nguyên này và sử dụng chúng với một lòng biết ơn. Mottainai có liên quan chặt chẽ với các hành động bảo tồn được công nhận ở phía Đông như là 3 R’s – giảm thiểu (reduce), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle) – với chữ cái R được thêm vào. Chữ R đó viết tắt của Respect, là sự tôn trọng. Hành động tôn trọng xuất phát từ niềm tin của Shinto, rằng các đồ vật có linh hồn (có thể linh hồn đó chính là tổ tiên của một người) và do đó không nên bỏ đi.

    MONO NO AWARE – Sự nhận thức được rằng không có gì là vĩnh cửu

    Khái niệm này mô tả sự đồng cảm với mọi thứ và sự kết thúc không thể tránh khỏi của tất cả vạn vật. Sự nhận thức sắc sảo về sự vô thường đi kèm với một nỗi buồn nhẹ nhàng và buồn rầu mà sự biến mất của họ lại chính là thực tế của cuộc sống.

    Nhận thức về thời gian, cùng với tầm quan trọng của bộ nhớ như là một đường dẫn cho quá khứ và tương lai. Đó cũng là một phần của ý tưởng này.

    Mono no aware dạy chúng ta tìm kiếm vẻ đẹp và sự nhận thức trong giây lát. Nó cho phép chúng ta nhận ra vẻ đẹp thoáng qua của thời gian và nhận ra rằng không có gì là vĩnh cửu và chúng ta nên sống chậm lại và hãy trân trọng những gì đã qua.

    SHIBUI – Vẻ đẹp giản dị, tinh tế và không phô trương

    “Shibui” được sử dụng để mô tả một nguyên tắc thẩm mỹ có giá trị đơn giản và vẻ đẹp tinh tế của chủ nghĩa tối giản. Bảy yếu tố thiết yếu của Shibui đó là: Sự đơn giản, sự không rõ ràng, sự khiêm tốn, sự im lặng, tính tự nhiên, sự đều đặn hàng ngày và cả sự không hoàn hảo. Shibui tạo cho chúng ta không gian để nhận ra vẻ đẹp đơn giản và để thừa nhận cuộc sống mà không cần những phần bổ sung không cần thiết. Đôi khi mọi thứ thật đẹp với vẻ đẹp vốn có của nó.

    WABI SABI – Vẻ đẹp của sự khiếm khuyết

    Wabi-Sabi là một nguyên tắc thẩm mĩ của người Nhật. Nó muốn thể hiện rằng thế giới quan này chấp nhận sự ngắn ngủi hay sự khiếm khuyết, ôm ấp một vẻ đẹp không toàn vẹn, vô thường và không đầy đủ.

    Xuất phát từ những lời dạy của Phật giáo, các nguyên lý trung tâm của nó xoay quanh sự không đối xứng, đơn giản, gồ ghề và đánh giá cao tính nguyên vẹn vốn có của các vật thể và vật chất tự nhiên.

    Việc thực hiện các khái niệm của Wabi-Sabi dạy chúng ta rằng cuộc sống không phải là sự hoàn hảo mà là sự vui vẻ với những điều thiếu sót. Cuộc sống của chúng ta đâu phải lúc nào cũng là một vòng tròn hoàn mĩ.

    Theo Thu Hoài