Các ứng viên tuyệt đối không viết văn xuôi trong CV, bởi đây là điểm trừ lớn nhất khi NTD lần đầu tiên tiến hành các bước chọn lọc hồ sơ. Bằng cách cố gắng diễn tả quan điểm bằng những đoạn văn cực kì ngắn gọn và mang tính chất thông tin. Bạn có thể thử viết theo dạng “Thành tựu – Công việc” hay dạng “Công việc – Thành tựu” để làm các thông tin quan trọng trở nên nổi bật hơn cả.
Ví dụ, bạn có thể viết: Viết kế hoạch cắt giảm chi phí và đề xuất lên cấp trên – được duyệt và áp dụng đã giảm được 15% ngân sách (dạng Công việc – Thành tựu). Hoặc cũng có thể viết “Làm giảm được 15% ngân sách sau khi đề xuất kế hoạch cắt giảm được đề xuất và thực hiện”.
CV quá dài dòng
Đừng mang tư tưởng viết dài dòng sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn cho NTD. Bởi trên thực tế, một CV dài dòng lại khiến người đọc cảm thấy khó tiếp nhận thông tin hơn. Một CV chuyên nghiệp chỉ nên gói gọn kinh nghiệm, kỹ năng, hay thông tin cá nhân trong vòng 2 trang giấy. Và các NTD rất dễ dàng để biết được đâu là thông tin quan trọng nhất để họ nắm bắt. Hãy chắc chắn bạn nắm bắt rõ ràng các thông tin cần thiết và quan trọng để trình bày với NTD.
Nội dung quá chung chung
Đừng viết quá chung chung vì nghĩ rằng CV của bạn có thể gửi đi cho nhiều vị trí khác nhau ở nhiều công ty khác nhau. Việc bạn đầu tư kỹ càng vào CV thì phần trăm chắc chắn CV của bạn tránh mắc phải sai lầm quá chung chung là càng thấp. Điều này chứng tỏ bạn có rất nhiều tâm huyết và mong muốn vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Đọc kỹ phần mô tả công việc để hiểu được những gì mà NTD yêu cầu. Sau đó, bạn sắp xếp và làm nổi bật nhất phần mà bạn muốn NTD chú ý đến nó và là phần mà bạn cảm thấy tự tin nhất. Hãy tìm hiểu thêm cách trình bày CV để có thể điều chỉnh linh hoạt tùy theo loại công việc mà bạn ứng tuyển. Tốt nhất, bạn đừng bao giờ sử dụng 1 CV để gửi đi nhiều vị trí khác nhau.
Thiếu câu trả lời cho câu hỏi: “Bạn mang lại những gì cho doanh nghiệp?”
Để NTD thấy rõ ràng về sự gắn kết giữa bạn và doanh nghiệp đó thật sự là một yếu tố quan trọng và ăn điểm tuyệt đối. Ứng viên nên cho NTD thấy được có sự liên kết mạnh mẽ giữa nền tảng mà bạn có (học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm đam mê, sở thích) và những yêu cầu từ vị trí công việc mà doanh nghiệp cần.
Để làm được điều đó, bạn phải thật sự hiểu được mình đang có những gì. Về giá trị tấm bằng đại học mà bạn đang có, trường học đã dạy bạn những gì, điều đó có giúp ích gì được cho công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không?
Ví dụ, nếu bạn đã từng có bằng về kinh tế, bạn có thể bắt đầu bằng: “Được đào tạo để phân tích các dữ liệu phức tạp và xác định các trở ngại lớn về đầu tư,…” Hoặc, nếu bạn làm ở lĩnh vực nghệ thuật, nơi mà kỹ năng giao tiếp tốt là một điều rất quan trọng, bạn có thể nói: “Được đào tạo để nghiên cứu, tổng hợp và tìm kiếm những cơ hội thực tế một cách rõ ràng và chính xác,…”.
Đừng khiến CV của mình bị mờ nhạt giữa hàng trăm CV khác. Bằng cách càng làm rõ ràng mối liên kết giữa bạn và doanh nghiệp thì bạn càng nắm chắc phần thắng và sự để tâm của NTD tới CV của mình.
Không thể hiện thành tựu mà bạn đã đạt được
Trình bày thật kỹ càng về những thành tựu mà bạn đã đạt được là rất cần thiết. Tuy nhiên, trình bày không cũng không khiến bạn gây được ấn tượng gì với nhà tuyển dụng cả. Thay vào đó, với mỗi thành tựu đạt được bạn hãy cho ra một kết quả rõ ràng có thể chứng minh và xác thực nếu nhà tuyển dụng muốn là điều đó.
Tóm lại, điều quan trọng nhất khi viết CV đó chính là bạn phải biết đường rằng điều gì giữ vai trò quan trọng nhất đối với vị trí mà doanh nghiệp đang yêu cầu. Bằng cách kết hợp với những gì mình có và những gì doanh nghiệp cần, bạn hãy áp dụng vào từng trường hợp riêng của mình để có được những cách trình bày phù hợp nhất trong CV.
Trên đây là 5 lỗi sai rất nhiều sinh viên mắc phải khi làm CV. Cải thiện CV từ ngay hôm nay để nắm lấy những cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai.