Brand Marketing là gì?
Brand Marketing là chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty dựa trên câu chuyện về thương hiệu. Hay hiểu theo một cách khác, Brand Marketing chính là giúp xây dựng thương hiệu khác biệt, khắc sâu nó vào tâm trí và tạo sự yêu thích ở khách hàng. Brand chính là những gì người khác nói về thương hiệu của bạn khi bạn không ở đó.
Khác với cách marketing truyền thống chỉ tập trung vào sản phẩm, các tập đoàn đa quốc gia và các công ty lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã tiên phong trong việc lấy thương hiệu làm trọng tâm của mọi chiến lược truyền thông.
Nhiệm vụ của Brand Marketing là làm gì?
Tùy theo từng cấp bậc và quy mô tổ chức của công ty mà công việc của người làm Brand Marketing có sự khác nhau. Hiện nay, Brand Marketing thường chia thành 2 cấp bậc:
Vị trí Chuyên viên Brand Marketing
Với vị trí chuyên viên Marketing, người làm sẽ tập trung thực thi công việc cụ thể liên quan đến phát triển thương hiệu và giao tiếp trong nội bộ công ty:
- Nghiên cứu và phân tích các con số liên quan đến đối thủ cạnh tranh, thị trường và khách hàng mục tiêu để đề xuất các phương án phát triển của thương hiệu tiếp theo đến cấp trên.
- Theo sát và báo cáo về ngân sách sử dụng cho chiến lược thương hiệu thường trong giai đoạn ngắn hạn như theo tháng, theo quý hay theo năm.
- Xây dựng các đầu mục chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu như logo, slogan, màu sắc, hình ảnh, nhân vật đại diện,…cho các sản phẩm, dịch vụ mới.
- Quản trị các kênh truyền thông của sản phẩm hay doanh nghiệp như các kênh mạng xã hội (Fanpage, Instagram, TikTok,…), website,…
- Liên hệ và làm việc với các bên báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh,…để thực thi hoạt động Brand Marketing theo kế hoạch đã được phê duyệt từ cấp trên.
Vị trí Quản lý Brand Marketing
Đối với vị trí này sẽ tập trung vào việc định hướng phát triển thương hiệu cho thương hiệu “mẹ “ trong dài hạn và quản trị con người là các cấp dưới của mình, cụ thể như:
- Trao đổi và báo cáo trực tiếp các kế hoạch và kết quả liên quan đến brand với ban giám đốc hoặc các đối tác lớn của doanh nghiệp.
- Hoạch định các mục tiêu, định hướng lớn cho thương hiệu trong dài hạn, cũng như là người chốt các hướng đi cuối cùng cho các hoạt động đó.
- Nghiên cứu về thị trường, lên các kế hoạch cụ thể và chi tiết, báo cáo lên ban giám đốc và thực hiện triển khai thực thi kế hoạch.
- Đảm bảo tiến độ thực thi các hoạt động phát triển thương hiệu giữa phòng ban nội bộ với các phòng ban khác cũng như với đối tác, khách hàng được được diễn ra theo đúng tiến độ.
- Quản trị nguồn ngân sách cho hoạt động thương hiệu trong dài hạn.
- Quản trị nguồn nhân lực cho phòng ban mình.
Điểm khác biệt giữa Brand và Trade Marketing
Nếu nhiệm vụ của “Brand” là giúp thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng thì “Trade” sẽ giúp thương hiệu giành lợi thế tại các điểm bán hàng truyền thống và hiện đại.
Trade Marketing tập trung truyền tải giá trị thương hiệu thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường bán, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng và truyền thông tại điểm bán. Trong khi đó, Brand Marketing là làm khách hàng nhớ, tin tưởng gắn bó và yêu quý thương hiệu thông qua bộ nhận diện thương hiệu và các hoạt động truyền thông.
Dù vậy, Brand Marketing và Trade Marketing vẫn có mối quan hệ mật thiết trong tổng thể chiến lược chung của một doanh nghiệp bởi mục tiêu cuối cùng đều là đưa sản phẩm tiếp cận được với khách hàng, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận.
Vì vậy, một doanh nghiệp muốn phát triển toàn diện, vững mạnh trong thương trường cạnh tranh gay gắt thì không nên thiếu một trong hai công cụ này.
Kỹ năng cần có của người làm nghề Brand Marketing
Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh
Để làm tốt việc nghiên cứu đối thủ, những người làm Brand Marketing cần xem xét tất cả dữ liệu liên quan đến hoạt động quản trị thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức.
Định vị thương hiệu
Việc định vị thương hiệu của doanh nghiệp là thu thập những dữ liệu quan trọng từ phân tích đối thủ cạnh tranh và từ đó, sáng tạo một thông điệp ngắn gọn, ấn tượng và khác biệt với đối thủ.
Việc định vị thương hiệu được cấu thành từ 3 thành phần chính: Audience (Khán giả), Value props (Giá trị thương hiệu mang đến cho khách hàng), Voice and persona (Cách thương hiệu “giao tiếp với khách hàng).
Xây dựng chiến lược thương hiệu
Một người làm Branding Marketing với kiến thức và kinh nghiệm dày dạn về chiến lược thương hiệu sẽ xây dựng các nguyên tắc tổng thể, để từ đó đảm bảo các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm hỗ trợ vị thế thương hiệu cho hiện tại và tương lai.
Quản lý thương hiệu
Để lên chiến lược thương hiệu hoàn hảo cần tư duy tổng thể, nhưng cũng không thể thiếu những công việc cần tư duy ở cấp độ chi tiết. Người làm Brand Marketing sẽ phải có kỹ năng quản lý thương hiệu, liên quan đến việc thực hiện các nguyên tắc thương hiệu ở cấp độ từng bộ phận và từng trường hợp cụ thể hơn.
Một Branding Marketing thường giải quyết các câu hỏi cụ thể như:
-
Việc hợp tác với KOL này để quảng bá thương hiệu có giúp ích gì cho nhãn hàng không?
-
Diễn viên này có phù hợp với thông điệp của quảng cáo này không?
-
Logo, màu sắc hay thông điệp này có thực sự là cách tốt nhất để thể hiện cảm nhận và gây ấn tượng cho khách hàng mục tiêu không?
Quản lý dự án
Người làm Branding Marketing đảm bảo tính xuyên suốt của một dự án từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến đo lường hiệu quả truyền thông. Điều đó cần có kỹ năng quản lý dự án và tư duy hệ thống một cách logic.
Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì người làm Brand Marketing thường xuyên làm việc với con người với nhiều vai trò khác nhau từ nhân viên thiết kế đồ họa đến người làm nội dung hay đối tác quảng cáo và khách hàng của thương hiệu,…
Mức lương phổ biến của một Brand Marketing
Mức thu nhập cho vị trí Brand Marketing tùy thuộc vào tính chất và phạm vi công việc cũng như mức ngân sách giới hạn của công ty. Cụ thể, mức thu nhập trung bình cho vị trí Brand Marketing như sau:
- Đối với thực tập sinh: 3-5 triệu đồng.
- Đối với sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm trong mảng này: 8-10 triệu đồng
- Đối với vị trí chuyên viên Brand Marketing có 1-2 năm kinh nghiệm: 10-15 triệu đồng
- Đối với vị trí Brand Manager có 3-5 năm kinh nghiệm: 14-22 triệu đồng
- Đối với vị trí Brand Manager với 5 năm kinh nghiệm trở lên: thu nhập có thể lên đến 27 triệu đồng
Tìm kiếm tuyển dụng Brand Marketing ở đâu?
Website tuyển dụng trực tiếp của doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp lớn hiện nay đã có website riêng dành cho công tác tuyển dụng, như Samsung, Vinamilk, Vingroup,... Do đó, nếu mục tiêu của bạn muốn trở thành Brand Marketing thì hãy liên tục cập nhật các job opening trên đây nhé.
Tìm việc thông qua website tuyển dụng
Hiện tại, có nhiều website tuyển dụng đã và đang được phát triển để phục vụ cho nhu cầu kết nối giữa doanh nghiệp và ứng viên. Một số website bạn có thể tham khảo như Goodjobvn, Vietnamwork, Career Builder, TopCV,...
Trong đó, nền tảng của Goodjobvn được đánh giá là kênh tuyển dụng liên tục cập nhật những job hot, hấp dẫn với hơn 1000 việc làm đa lĩnh vực, ngành nghề. Không quá tập trung cho ứng viên giàu kinh nghiệm như các website khác, Goodjobvn tạo ra cơ hội tìm kiếm việc làm Brand Marketing cho nhiều trình độ ứng viên khác nhau.
Qua các group trên Facebook
Group Facebook là kênh tuyển dụng hiệu quả khi doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận một số lượng lớn các bạn sinh viên cũng như người đi làm. Bạn có thể tìm thấy công việc tạo các Group chuyên về hoạt động tuyển dụng hoặc Group về chia sẻ kiến thức liên quan đến Brand Marketing.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong về Brand Marketing. Nếu bạn đã có quyết định theo đuổi nghề này, đừng ngần ngại apply để tìm kiếm cơ hội hiện thực hóa ước mơ của bản thân nhé!
Mỗi ngày trên Goodjobvn đều cập nhật nhiều tin tuyển dụng khác nhau. Nhờ vậy bạn có thể tìm được một vị trí ưng ý nhất cho mình. Chúc bạn tìm việc làm thành công!