Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên

Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên

Ngày đăng: 28/03/2023 11:10 AM

    Đơn xin thực tập là thứ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin thực tập mà sinh viên năm cuối nào cũng phải chuẩn bị để được vào thực tập tại một doanh nghiệp. Nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết một mẫu đơn xin thực tập chuẩn và hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết này để nắm cách tạo một mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên chuẩn nhất nhé.

    Gợi ý các mẫu đơn xin thực tập

    Mẫu đơn xin thực tập thứ nhất

     

    Mẫu đơn xin thực tập gửi cho Nhà trường

    Hướng dẫn viết đơn xin ứng tuyển thực tập:

    • Kính gửi: điền tên đơn vị bạn thực tập hoặc một phòng ban của trường.
    • Điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân sau: Họ tên, Sinh viên trường, Khoa, Chuyên ngành, Hệ đào tạo, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại liên lạc.
    • Mục Đề tài thực tập, ghi đầy đủ tên đề tài bạn muốn thực hiện ở cơ quan, doanh nghiệp thực tập.

    Lưu ý: Bạn nên đầu tư thời gian tìm hiểu kỹ các công việc có liên quan đến chuyên ngành học từ trước. Có thể tham gia các hội chợ thực tập, các diễn đàn của ngành, cổng thông tin nghề nghiệp giữa sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp… Từ đó có thể chọn đề tài phù hợp và có liên quan mật thiết tới doanh nghiệp cũng như ngành học.

    • Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần bạn sẽ thực tập, cụ thể ngày tháng năm bắt đầu đến ngày tháng năm kết thúc thực tập. Ví dụ: Thời gian thực tập trong 12 tuần, từ 01/07/2015 đến 30/09/2015.
    • Đơn vị xin thực tập: Điền tên cơ quan bạn thực tập, ghi rõ tên chi nhánh, phòng ban. Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank chi nhánh HCM, phòng Marketing....
    • Phần lời cam kết, ở trong mẫu đơn chỉ là những lời gợi ý cơ bản nhất. Bạn hoàn toàn có thể tự viết theo hoàn cảnh của bản thân, miễn là vẫn đảm bảo những cam kết cần thiết như chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế và chịu trách nhiệm trước những hành vi của bản thân.
    • Ký tên: Mặc dù trong đơn không ghi nhưng bạn phải ký và ghi rõ cả họ tên.
    • Bước cuối, dán ảnh  xin xác nhận của Khoa hoặc phòng quản lý sinh viên.

    Mẫu đơn xin thực tập thứ hai

    Khác với mẫu thứ nhất gửi cho nhà trường, mẫu đơn xin thực tập thứ hai là để gửi cho bên công ty bạn đến thực tập xác nhận. Tuy nhiên về cơ bản thì các thông tin vẫn tương tự mẫu đơn thứ nhất. Cách viết đơn xin thực tập mẫu này như sau:

     Hướng dẫn viết mẫu đơn xin thực tập:

    • Kính gửi: điền tên cơ quan, đơn vị bạn muốn thực tập.

    Chú ý: Đừng ghi nhầm tên phòng ban của trường vào chỗ này như mẫu thứ nhất vì đây là đơn gửi đến nơi bạn thực tập.

    • Các mục thông tin cá nhân sau vẫn cần ghi đầy đủ và chính xác: Họ tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Số CMND, Địa chỉ, Điện thoại, Sinh viên trường, Khoa, Lớp, Hệ đào tạo.
    • Sau câu Nay tôi làm đơn này với mong muốn được Công ty điền tên đầy đủ của công ty nơi bạn thực tập.

    Ví dụ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

    • Phần lời cam kết, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho phù hợp với điều kiện và quy định cụ thể bên phía công ty.
    • Sau lời cam kết là một đoạn thông tin bổ sung về công ty bao gồm:
      • Tên cơ quan: điền tên đầy đủ công ty và chi nhánh (nếu có)
      • Địa chỉ: ghi rõ địa chỉ cụ thể của công ty (số nhà, đường, quận…)
      • Điện thoại liên lạc: điền số điện thoại của công ty hoặc phòng ban cụ thể mà bạn thực tập
      • Họ tên: ghi họ tên đầy đủ giám đốc bộ phận hoặc người quản lý trực tiếp của bạn
    • Bước cuối, ký tên (và ghi rõ họ tên), dán ảnh và chờ ý kiến tiếp nhận từ bên công ty

    Mẫu đơn xin thực tập thứ ba

    Mẫu đơn xin thực tập số 3

    Mẫu đơn xin thực tập thứ tư

    Mẫu đơn xin thực tập số 4

    Một số lưu ý khi viết đơn xin thực tập

    Đặc điểm của người đang đi tìm việc làm thực tập là còn thiếu kinh nghiệm vì thế khi viết đơn bạn cần chú ý một số lưu ý để có một mẫu đơn xin thực tập ấn tượng:

    • Trình bày hình thức rõ ràng, ngắn gọn trong 1-2 trang giấy: nhà tuyển dụng thường có thiện cảm với những lá đơn sạch sẽ, rõ ràng.
    • Phần mục tiêu nghề nghiệp nên được chú trọng hơn cả vì nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy ý chí và mong muốn của bạn.
    • Đưa vào các kỹ năng cần thiết phù hợp với vị trí thực tập đang ứng tuyển
    • Nếu bạn không có kinh nghiệm, các hoạt động ngoại khóa nổi bật có thể sẽ trở thành điểm cộng.
    • Đơn xin thực tập là một giấy tờ cần thiết để các bạn sinh viên chuẩn bị cho kì thực tập của mình.  Hy vọng rằng với sự hỗ trợ của chúng tôi, bạn sẽ sớm tìm và ứng tuyển thành công công việc thực tập như ý Thực tập tốt nghiệp là gì? Tại sao nên đi thực tập?

    Thực tập tốt nghiệp là gì? Tại sao nên đi thực tập?

    Thực tập tốt nghiệp là gì?

    Thực tập là khoảng thời gian sinh viên đi tới các công ty, tổ chức, doanh nghiệp để tập làm việc thực tế như một nhân viên thực thụ. 

    Thông thường, sinh viên năm 3 hoặc năm 4 sẽ tham gia thực tập nhưng các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thực tập sớm hơn tùy thuộc vào thời gian và nhu cầu của bản thân. Thời gian thực tập sẽ rơi vào khoảng 3-6 tháng tùy vào tổ chức sinh viên tới thực tập.

    Khi đi thực tập, bạn cần chuẩn bị đơn xin thực tập hoặc thư ứng tuyển thực tập sinh để gửi tới nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chuẩn bị mẫu cv 

     

    Tại sao sinh viên cần phải đi thực tập?

    Bạn nên hiểu rõ về lý do cần phải đi thực tập để có thể tự tin chuẩn bị mẫu đơn xin việc chuẩn nhất. Trên thực tế, quá trình tham gia thực tập hầu như chỉ mang lại lợi ích cho sinh viên mà thôi.

    Có cái nhìn thực tế về công việc, môi trường công sở

    Khi đi làm thực tập sinh, mọi thứ khác xa so với những gì trên giảng đường. Tất cả kiến thức ấy bây giờ đều trở thành chỉ thuộc về lý thuyết chuyên ngành. Vậy có thể áp dụng kiến thức chuyên ngành thế nào? Và được bao nhiêu vào thực tế?

    Tất cả sẽ được giải đáp khi đi làm thực tập, giúp bạn hiểu được giá trị thực những kiến thức mình đã học, công việc thực tế ra sao. Đây còn là cơ hội giúp bạn cọ xát để không bỡ ngỡ, choáng ngợp bởi môi trường làm việc thực tế.

    Định hướng nghề nghiệp

    Nhiều sinh viên chuẩn bị ra trường chưa thể định hình sắp tới sẽ làm gì hoặc trong quá trình học tập cảm thấy mông lung với con đường đã chọn. Lúc này, quá trình thực tập giống như "thuốc thử" giúp bạn tìm ra chính xác định hướng của bản thân.

    Bạn sẽ biết mình có phù hợp hay yêu thích ngành nghề này không? Hoặc bạn mong muốn làm một công việc như thế nào?

    Suốt quá trình thực tập,  bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về tương lai. Khi ấy, bạn sẽ biết cách xây dựng mục tiêu và hướng đi cho mình.

    Phát triển kỹ năng mềm

    Khi đi học, bạn có thể tự mình hoàn tất các giáo trình nhưng khi bước vào đời, vướng vào các mối quan hệ xã hội cần nhiều hơn thế. Các kỹ năng mềm rất cần thiết để giúp bạn thành công.

    Quá trình thực tập sinh sẽ giúp bạn tập làm quen, giao lưu, tương tác, hỗ trợ, trao đổi thông tin, kiến nghị… với tất cả mọi người và ở mọi vị trí, cấp độ. Đây chính là nền tảng đầu tiên giúp bạn phải điều chỉnh bản thân, tập thích nghi nếu muốn tồn tại và phát triển trong một tập thể ở hiện tại và cả tương lai.

    Xây dựng một CV đẹp

    Sự thật là, khi tuyển dụng nhân sự, HR sẽ ấn tượng ngay với một CV có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn là có tấm bằng xuất sắc. Hầu hết mọi công việc đều yêu cầu phải có kinh nghiệm trước.

    Nhưng sinh viên mới ra trường lấy kinh nghiệm đâu ra? Câu trả lời chính là đi làm thực tập sinh. Với kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm tích lũy và rèn luyện được trong quá trình thực tập sẽ giúp sinh viên thuyết phục được nhà tuyển dụng.

     

    Phân biệt giữa thực tập và thử việc 

    Không ít sinh viên chưa phân biệt được thử việc và thực tập khác nhau thế nào? Trên thực tế, thử việc và thực tập là 2 phạm trù khác biệt.

    Dưới đây là bảng phân biệt thử việc và thực tập dựa trên 5 tiêu chí:

     

    Thực tập sinh

    Thử việc

    Khái niệm Là khoảng thời gian sinh viên đến một tổ chức, doanh nghiệp để tập làm việc thực tế như một nhân viên thực thụ. Là khoảng thời gian làm việc tại một công ty, tổ chức trước khi được ký hợp đồng trở thành nhân viên chính thức.
    Thời hạn làm việc
    • Thực tập chỉ diễn ra 1 lần duy nhất.
    • Thời gian thực tập  thông thường kéo dài từ 1 - 3 tháng.
    Phải trải qua nhiều lần, cứ mỗi lần đổi công việc mới đều phải thử việc.
    Thời gian thử việc từ 1 - 2 tháng. Ngoài ra, thời gian thử việc có thể được gia hạn nếu nhân viên không đạt yêu cầu.

    Tính chất công việc

     

    Công việc của một thực tập sinh thường bắt đầu từ những việc cơ bản. Các công việc chủ yếu mang tính chất làm quen, tiếp cận và hỗ trợ cho nhân viên chính thức. Trong thời gian thực tập, bạn cũng phải tìm hiểu về doanh nghiệp.
    • Công việc được thoả thuận trong hợp đồng thử việc.
    • Trong thời gian này, nhân viên mới sẽ làm quen với môi trường, công việc, đồng nghiệp và chứng minh bản thân đủ năng lực để hoàn thành tốt công việc ở vị trí đang thử việc.
    Mức lương Mức hỗ trợ cho thực tập thường khoảng 1.5 - 3 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thực tập không lương. Người lao động tham gia thử việc được trả lương tối thiểu bằng 85% lương chính thức.
    Chế độ đãi ngộ khác Sau thời gian thực tập, nếu đạt yêu cầu, người lao động có thể được cân nhắc trở thành nhân viên chính thức. Quyền lợi của thực tập sinh phụ thuộc vào chính sách của công ty. Sau thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu, người lao động được ký hợp đồng làm việc chính thức. Trong thời gian thử việc, quyền lợi người lao động được hưởng phụ thuộc vào chính sách của từng công ty.

    Mục tiêu của thực tập tốt nghiệp

    Sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp để có cơ hội được áp dụng những kiến thức đã học trong trường vào thực tế, đồng thời, đây là cơ hội để sinh viên trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng “thực chiến” để tạo tiền đề cho khi bước chân vào con đường sự nghiệp sau này.
    Bên cạnh đó, tham gia thực tập là điều kiện bắt buộc để các bạn sinh viên được tốt nghiệp khỏi trường đại học/cao đẳng đang theo học.

    Sinh viên nên làm gì để học hỏi kinh nghiệm khi đi thực tập?

    Khoảng thời gian thực tập thường không dài nên sinh viên cần biết cách tận dụng hiệu quả nếu không muốn kỳ thực tập bị trôi qua một cách lãng phí. Sau đây là một số tips giúp bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm nhất có thể khi đi thực tập:

    • Tìm hiểu trước về tổ chức và vị trí mình sẽ thực tập: việc này giúp bạn tiết kiệm thời gian làm quen với công việc và môi trường làm việc
    • Chuẩn bị tinh thần cầu tiến, khiêm tốn là một trong 10 điều sinh viên sắp đi thực tập phải biết
    • Chủ động nhận việc và hỏi: những người hướng dẫn bạn thường có công việc cần hoàn thành bên cạnh việc hướng dẫn bạn nên rất khó để họ “cầm tay chỉ việc”. Vì thế, bạn có thể chủ động nhận các công việc phù hợp với năng lực của bản thân và đặt ra các câu hỏi khi gặp phải vướng mắc, khó khăn. Tuy nhiên, cần lưu ý là hãy tự tìm hiểu, nghĩ tất cả các phương thức có thể trước khi đặt ra bất cứ câu hỏi, vấn đề nào.

    Trên đây là gợi ý các mẫu đơn xin thực tập phổ biến nhất dành cho sinh viên. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm, hãy tham khảo các tin tuyển dụng tại Goodjobvn.com. Goodjob không chỉ giúp ứng viên kết nối nhanh với hàng ngàn tin tuyển dụng việc làm từ những nhà tuyển dụng mà còn cung cấp thư viện mẫu CV miễn phí, công cụ tính lương gross net,... hỗ trợ đắc lực cho công việc của bạn

    Nguồn ảnh: Sưu tầm