Quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút nguồn nhân lực tiềm năng để lấp đầy vị trí còn trống trong doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Quy trình tuyển dụng nhân sự là quy trình xác định vị trí công việc đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, phân tích yêu cầu của công việc, xem xét hồ sơ, CV xin việc, sàng lọc, chọn lọc và lựa chọn ứng viên tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp.
Mục đích của quy trình tuyển dụng là gì?
Mục đích của quy trình tuyển dụng nhân sự là thu hút ứng viên có năng lực, chọn lọc được nhân tài phù hợp với tính chất và quy mô của doanh nghiệp. Thông qua các chiến lược và kế hoạch tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ tiếp cận và lựa chọn được ứng viên tiềm năng để gia nhập vào đội ngũ nhân sự, từ đó xây dựng nên một đội ngũ nhân sự vững mạnh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, quy trình tuyển dụng nhân sự còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp. Cụ thể như:
- Tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian tìm kiếm ứng viên cho bộ phận nhân sự.
- Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp công tác sàng lọc, lựa chọn ứng viên nhanh chóng, phù hợp với doanh nghiệp.
- Quy trình tuyển dụng nhân lực hiệu quả sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
- Tạo dựng thương hiệu và đưa thương hiệu doanh nghiệp đến gần với khách hàng.
- Nhân viên gắn kết với nhau, tạo động lực cho họ tận tâm với công việc.
- Việc chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng từ trước sẽ đảm bảo tính chủ động và thống nhất về mặt chiến lược cho cấp quản lý và bộ phận nhân sự.
- Quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả giúp doanh nghiệp xác định chính xác kỹ năng, năng lực của ứng viên, từ đó cải thiện được hiệu suất làm việc của nhân sự.
Các bước tuyển dụng nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp
Dưới đây là quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng
Đây là bước đầu tiên trong quy trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp cần xem xét những vị trí đang thiếu, sau đó phân tích đặc điểm của công việc từ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.
Những công việc cần làm khi xác định nhu cầu tuyển dụng là:
- Kiểm tra khối lượng công việc hiện tại của các phòng ban.
- Xác định chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên.
- Lập danh sách những kiến thức, kỹ năng còn thiếu để bổ sung nhân lực.
- Phân tích đặc điểm công việc và lập kế hoạch tuyển dụng.
Bước 2: Chuẩn bị bản mô tả công việc
Khi đã xác định những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên, bộ phận nhân sự cần xây dựng một bản mô tả công việc hoàn chỉnh (JD) để xác định mức độ đáp ứng theo yêu cầu của ứng viên đối với vị trí công việc.
Bản mô tả công việc gồm những điều sau:
- Tên công việc, chức vụ, phòng ban.
- Nhiệm vụ và trách nhiệm công việc.
- Trình độ học vấn và kỹ năng công việc.
- Nơi làm việc.
- Thời gian làm việc.
- Điều kiện làm việc.
- Vị trí.
- Quyền lợi và mức lương cho nhân sự.
Bước 3: Tìm kiếm ứng viên tiềm năng
Tìm kiếm và thu hút tài năng là những khía cạnh quan trọng của quy trình tuyển dụng nhân sự. Bộ phận nhân sự có thể tìm kiếm ứng viên bằng cách quảng cáo nội bộ để tạo sự giới thiệu trong doanh nghiệp, sau đó đăng tin/thông báo tuyển dụng lên trang web công ty, các mạng xã hội phổ biến (Facebook, Intargamrs, Linkedin, Twitter,...), website và ứng dụng tìm kiếm việc làm.
Bộ phận nhân sự cũng có thể tiến hành tìm kiếm ứng viên tại các hội chợ, triễn lãm việc làm hoặc quảng bá lên các ấn phẩm, sách báo hàng đầu của ngành để tạo ra một mạng lưới rộng lớn hơn.
Bước 4: Sàng lọc và chọn lọc
Một cuộc khảo sát cho thấy, có khoảng 46% nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài, 52% trong việc lựa chọn ứng viên từ danh sách nộp đơn xin việc. Để giải quyết vấn đề này, nhà tuyển dụng có thể xử lý bằng cách: sắp xếp hồ sơ, CV theo thứ tự ưu tiên như: bằng cấp, chứng chỉ, năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm,... Sau đó lựa chọn các ứng viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên và đánh dấu những phần thông tin chưa rõ để hỏi trong cuộc phỏng vấn.
Bước 5: Phỏng vấn
Các ứng viên đáp ứng đủ tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra sẽ chuyển qua quy trình phỏng vấn. Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu của doanh nghiệp, bộ phận tuyển dụng sẽ lựa chọn hình thức phỏng vấn khác nhau: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại/video call hoặc kiểm tra tâm lý để lựa chọn ứng viên phù hợp.
Bước 6: Đánh giá và mời nhận việc
Dựa trên những câu trả lời và phần thể hiện của ứng viên trong buổi phỏng vấn, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định có tuyển dụng họ hay không. Nếu ứng viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn công việc và có thái độ tốt thì doanh nghiệp sẽ tiến hành soạn thư mời nhận việc gửi đến ứng viên. Trong thư mời nên ghi đầy đủ, thông tin chi tiết ngày bắt đầu nhận việc, thời gian làm việc, chính sách, chế độ,... để ứng viên nắm.
Bước 7: Giới thiệu nhân sự mới
Khi ứng viên chấp nhận lời mời và họ sẽ đến nhận việc theo ngày đã thông báo. Sau đó, doanh nghiệp sẽ giới thiệu ứng viên với từng bộ phận, phòng ban hoặc giới thiệu trên các nhóm, group chat để ứng viên có cơ hội làm quen với môi trường mới.
Trong quá trình tuyển dụng, bộ tài liệu chào mừng thường được trao cho nhân viên mới và sau đó ký hợp đồng lao động.