REVIEW “KHỞI HÀNH – LỜI KHUYÊN SINH VIÊN VIỆT NAM”: VỮNG CHẮC

REVIEW “KHỞI HÀNH – LỜI KHUYÊN SINH VIÊN VIỆT NAM”: VỮNG CHẮC

Ngày đăng: 13/10/2023 09:44 PM

    Trong cuộc sống, con người nhiều khi thường né tránh thất bại, ít ai dùng việc thất bại để vươn lên và học từ chúng. “Bằng việc thừa nhận thất bại, bạn có thể cảm nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân”.

    Bạn là người mù mờ về đích đến của bản thân? Là người không biết cần chuẩn bị những kỹ năng cho tương lai? Hay đơn giản là người đang cần sự hướng dẫn từ ai đó khi chuỗi ngày cấp 3 của bạn không còn nhiều?

    “Khởi hành – lời khuyên sinh viên Việt Nam” sẽ chỉ dẫn cho bạn những điều đó. Ngay tiêu đề của cuốn sách đã nói lên mục tiêu mà các tác giả hướng tới. Sách là sự tổng hợp của các bài blog của giáo sư John Vu mà các tác giả đã biên soạn. Cuốn sách là cẩm nang giúp các sinh viên Việt có sự chuẩn bị vững chắc nhất trước những chông gai sắp tới.

    “Khởi hành” chia làm hai phần: “Tốt nghiệp trung học xong, ta nên làm gì?”, và “Vào đại học rồi, ta phải làm gì?”

    Phần I hướng tới những người đang chuẩn bị vào đại học, mang tới kiến thức đầy đủ và những cân nhắc trong việc chọn ngành, trường phù hợp với bản thân. “Có nên chọn ngành chọn nghề mình thích” hay “chọn ngành mà phụ huynh mong muốn?”. Nội dung trong sách chỉ giúp bạn có cái nhìn và định hướng đúng về tương lai của bản thân còn việc chọn là do bạn, chỉ khi bạn hiểu con người mình thì tỷ lệ bạn chọn đúng sẽ cao hơn.

    Đến phần II – vào đại học cần làm gì, sách giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng và những cơ hội của người có kỹ năng mềm. Hơn hết, phần này còn đưa ra một số kỹ năng mềm mà chúng ta có thể học được ngay trên giảng đường đại học: kỹ năng trao đổi (nghe, nói, ngôn ngữ cơ thể,…), kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện. Điều này sẽ giúp bạn định hình trước và nắm bắt được cơ hội phát triển kỹ năng đó.

    Trong cuộc sống, con người nhiều khi thường né tránh thất bại, ít ai dùng việc thất bại để vươn lên và học từ chúng. “Bằng việc thừa nhận thất bại, bạn có thể cảm nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân”. Điều đó thật đúng, tôi đã cảm nhận được việc thất bại trong bản thân mình khi tôi trượt cuộc thi với ngôn ngữ Anh. Tôi cảm thấy bất lực, nhụt chí và nhiều khi thấy bản thân thật ngu ngốc, luôn đánh mất cơ hội. Nhưng khi tôi thừa nhận việc này, và nhìn theo hướng khác “Do mình chưa giỏi tiếng Anh, mình cần đầu tư hơn nữa và năm sau cuộc thi đó vẫn diễn ra”. Cuốn sách đã giúp tôi hình thành nhận thức khi tôi mới bắt đầu vào đại học. Nó đã đưa tôi những chỉ dẫn và hướng đi mới cho bản thân.

    “Đừng cố gắng hơn ai khác.

    Hãy hơn chính mình ngày hôm qua”.

    Câu nói đằng sau cuốn sách đã giúp tôi có động lực và thay đổi suy nghĩ. Tôi đã nhận ra “thời gian bạn bỏ ra để đi ganh tị về việc học của người khác sẽ là thời gian bạn có thể giúp bản thân trở nên tốt hơn”