Trong nền kinh tế hiện nay thì những nhà marketing đang phải đương đầu với những vấn đề vô hình, hữu hình xảy ra xung quanh vô cùng khốc liệt và vô cùng hóc búa trong khi thị trường đã bị bão hòa với hàng trăm các loại sản phẩm có nét tương đồng hay na ná nhau vậy nên những khách hàng sẽ chả còn mặn mà gì với những lời mời từ quảng cáo hết. Vì thế mà hầu như những phương pháp tiếp thị truyền thống đang dần mất vị thế và mất đi tác dụng, lợi ích từ nó đem lại, không còn mang kích thích sự tò mò của khách hàng.
Và với thị trường hoạt động vô cùng sôi nổi và sẽ có những con người tài giỏi rất nhiều thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ phải cần có cách tiên tiến, hữu ích hơn thì mới có thể “dụ dỗ” được những thượng đế ngày càng trở nên khó chiều và ngày càng có những nhu cầu mong muốn cho cuộc sống được nâng cấp hơn. Goodjob sẽ giới thiệu cho bạn đọc tới cuốn sách “Tiếp Thị Phá Cách” của “Cha đẻ marketing hiện đại” Philip Kotler sẽ giúp các marketer tìm ra 1 lối thoát cho chính bản thân mình.
Tóm tắt nội dung sách Tiếp thị phá cách
Cụ thể 10 chương sách bao gồm 10 kỹ thuật để giúp bạn tìm kiếm được những ý tưởng đột phá trong marketing: có thể kể đến với marketing phá cách ở thị trường, sản phẩm, tổ hợp các tiếp thị, những sáng kiến từ bên ngoài thị trường và trong thị trường, điểm mạnh và yếu của tư duy tiếp thị truyền thống,… và những chương bên trong sách mỗi mục sẽ có vô vàn những kiến thức ấn tượng.
Bạn – có thể đang là một nhà quản lý, một nhân viên bán hàng hay cũng có thể là một sinh viên đang theo học các trường đại học có chuyên ngành kinh tế và điều đặc biệt là bạn đang có mong muốn được tìm hiểu, học hỏi, ôn tập hay cũng có thể là cập nhật, chuẩn bị ngay cho mình những kiến thức nền tảng cơ bản nhưng lại rất chính xác và hợp thời nhất về những hoạt động marketing và để có thể thực sự thấu hiểu được nó thì nên có chế độ học tập và rèn luyện bộ môn marketing một cách thật sự hiệu quả nhất thì quyển sách Tiếp thị phá cách sinh ra là để dành cho chính bạn rồi.
Bạn có thể học được gì từ cuốn sách:
“Tiếp thị phá cách”, Philip Kotler đã thực sự bùng nổ và thỏa mãn được những độc giả của chính mình bằng những kiến thức thiết yếu có trong marketing ở mức độ cơ bản cho đến nâng cao nhất như thế nào là công ty, khách hàng, marketing định hướng khách hàng, tiếp thị các mối quan hệ,
Hiểu được khái niệm cơ bản nhất về marketing, tiếp thị lại vừa có thể làm sáng tỏ được những ý nghĩa và thực hành ngay trong kinh doanh, quyển sách “ Tiếp thị phá cách ” đã rất khéo léo khi có thể trình bày và có cả sự kết hợp vô cùng thông minh giữa khái niệm chuyên ngành với những lời trích dẫn, những câu chuyện ứng dụng thành công vào thực tiễn kinh doanh của các nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
Câu nói yêu thích của tác giả:
“Tin tốt là môn Marketing mất 1 giờ để học. Tin xấu là bạn cần cả đời để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này”.
Có 3 khuynh hướng marketing hiện nay: marketing luôn phải vận động để bắt mạch kịp nhu cầu của xã hội, marketing đang ngày càng được định hướng theo góc độ tài chính và marketing ngày càng mang tính kỹ thuật. Nhiều công ty thành lập những bộ phận chuyên biệt, trang bị hàng loạt công nghệ theo dõi hiện đại, bảng biểu hiển thị tiến độ công việc theo phút để sẵn sàng lao vào cuộc chiến thương hiệu. Ví dụ, tại hãng hàng không nọ có hẳn một phòng riêng biệt, trên tường treo những màn hình lớn báo thời tiết, lịch trình các chuyến bay của tất cả các hãng hàng không, giá cả của các đối thủ cạnh tranh. Những căn phòng như vậy cho phép hãng đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời. Nếu bạn chỉ học marketing qua lý thuyết, không bao giờ bạn nắm được nhu cầu thực sự của khách hàng và hoạt động của đối thủ cạnh tranh, chứ đừng nói đến việc đón đầu. Các chuyên gia về marketing truyền thống nếu không học hỏi liên tục thì sẽ bị marketing thời đại số đào thải.
Bài học từ cuốn sách:
Hãy tham khảo các bài học marketing dưới đây từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
* Tiện ích từ các thanh ngũ cốc
Hero – một công ty sản xuất nhiều sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm nhưng lại chiếm thị phần nhỏ đối với mặt hàng ngũ cốc dùng để ăn sáng, đang tìm cách để tăng thị phần đối với thị trường tiêu thụ ngũ cốc này.
Giải pháp đưa ra là xác định lại công dụng của bánh ngũ cốc. Thay vì tiếp thị sản phẩm như là thức ăn phụ trợ cho bữa ăn sáng, công ty đưa ra ý tưởng mới là món ăn nhẹ, bổ dưỡng, có thể dùng vào bất cứ giờ nào trong ngày.
Hero vẫn dùng đến các thuộc tính có ích của ngũ cốc nhưng lại gắn nó vào một khái niệm mới, tạo ra một sự tiện lợi mới và một chủng loại sản phẩm mới. Quá trình tiếp thị phá cách này đã mở rộng thị trường bánh ngũ cốc đi vào các cơ hội sử dụng mới.
* Sự mới lạ của Kinder Surprise
Kinder Surprise là tên thương hiệu một loại kẹo sô-cô-la hình quả trứng bên trong có đồ chơi dành cho trẻ em, vừa chơi vừa làm bộ sưu tập. Sản phẩm này được tung ra ở Ý vào năm 1972.
Ferrero đã đưa ra một khái niệm mới lạ: quả trứng sô-cô-la có đồ chơi bên trong – một thứ trong chuỗi đồ chơi mà trẻ em có thể sưu tập.
Kinder Surprise đã kết hợp hai nhu cầu “chơi” và “ăn” lại với nhau. Thị trường đã được Kinder Surprise làm cho biến đổi và xuất hiện sự mới lạ.
Nếu như ngay bây giờ bạn đang tìm hiểu về tiếp thị thì hãy phá cách nó để có thể trở nên hoàn hảo và là độc nhất. Đặc biệt là không ngừng miệt mài tiếp thu trau dồi thêm những kiến thức có được từ những trang giấy sách nhé! Sách chính là nguồn tài sản vô giá nhất mà nhân loại để lại.