1. Không đưa ra thông tin phù hợp
Nhiều năm trước đây, người ta có thể chấp nhận việc có một kiểu chuẩn cho tất cả CV, nhưng với thị trường công việc ngày càng nhiều và cạnh tranh như hiện nay, một CV phù hợp sẽ giúp nâng cao khả năng được tuyển dụng của bạn đáng kể. CV giúp bạn cập nhật và thể hiện nổi bật phương cách bạn có thể giúp ích cho một công ty. Hãy cố gắng tập trung vào công ty chứ không phải nhu cầu của bạn, bằng cách đó thông điệp của bạn có thể được dễ dàng chấp nhận hơn.
2. Không trả lời câu hỏi thông báo tuyển dụng đặt ra
Đừng chờ đợi đến cuộc phỏng vấn mới thể hiện rằng bạn tốt, bạn giỏi thế nào. Hãy đọc kỹ thông báo tuyển dụng và ghi lại những yêu cầu cụ thể. Công ty đang cần những phẩm chất nào; kỹ năng nào là quan trọng nhất; vai trò của kinh nghiệm thực tế…. Bạn cần phải hiểu chính xác và đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng chứ không phải của bản thân mình. Một bản CV tốt cần trả lời được những câu hỏi: như thế nào, cái gì, ở đâu và khi nào.
Không đưa ra thông tin phù hợp là lỗi rất cơ bản thường thấy ở các ứng viên
3. CV dài quá mức
Độ dài lý tưởng cho một bản CV là từ 1-2 trang, tối thiểu là 3 trang và 1 trang đối với thư xin việc. Nếu bạn chỉ mới vừa rời tốt nghiệp đại học, bạn hẳn sẽ không phải viết quá nhiều đâu, nếu không thì cũng đừng nhồi nhét quá nhiều thông tin vào CV. Một trang CV được trình bày cẩn thận với những thông tin cần thiết nhất sẽ tốt hơn nhiều so với việc kê khai cả tá thứ chẳng liên quan, điều này dễ khiến nhà tuyển dụng mạnh tay “ném” CV của bạn sang một bên đấy.
4. Lỗi sai sót trong CV về cách trình bày
Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất trong CV các ứng viên. Bạn cần phải hiểu rằng, nhà tuyển dụng cần trao đổi với bạn về một công việc cụ thể nào đó, một lĩnh vực chuyên biệt nào đó và để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, nên sẽ chẳng ai lại đi quan tâm đến các lượng thông tin khác mang tính “phụ trợ” hoặc tệ hơn là không liên quan gì đến công việc bạn đang ứng tuyển. Nói nôm na thế này, một tấm bằng thạc sỹ trong lĩnh vực nhà hàng sẽ trở nên thừa thải nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí nào đó khác, quảng cáo hay truyền thông chẳng hạn. Hãy nhớ rằng, những kết quả học tập hay các khóa huấn luyện, tu nghiệp chỉ trở nên có giá trị khi nó thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ vận dụng một, hai, hay ba kiến thức gì đó trong công việc tương lai.
Ảnh minh họa: Bạn nên dành thời gian cho một CV ngắn gọn và ấn tượng nhất có thể
5. Quá nhiều chi tiết về sở thích
Sở thích là một sai lầm khác chiếm chỗ trong CV của bạn, bạn không cần phải làm CV mình dày lên bằng việc thêm vào các sở thích và huy chương không liên quan đâu. Bạn có tự hỏi tại sao nhà tuyển dụng lại phải quan tâm đến kỹ năng bơi lội của bạn không? Trừ khi sở thích đó có một cách hỗ trơ nhất định cho công việc của bạn, ví dụ như một kỹ năng về thanh nhạc chẳng hạn nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí giảng viên piano, ngược lại, hãy đưa phần này ra khỏi CV nhưng vẫn đảm bảo rằng CV có một cá tính riêng. Bạn có thể nêu những đặc điểm khác thể hiện được thế mạnh cá nhân hoặc khả năng hòa nhập, sáng tạo của mình, những địa điểm mình đã từng tới có thể hỗ trợ tốt cho công việc chẳng hạn.
Cuối cùng, hãy xem xét lại thật cẩn thận bản CV. Liệu nó đã đủ tốt, đủ tích cực và quả quyết? Nó sẽ đánh bại đối thủ cạnh tranh hay bị đối thủ vượt mặt? Nếu chắc chắn rằng, CV xác định rõ ràng thế mạnh, giá trị và mức độ chuyên nghiệp của bạn, bạn sẽ sớm có được cuộc phỏng vấn và cơ hội cho một công việc tốt.
Bạn đang cần một Hồ sơ xin việc nhưng không biết sử dụng các công cụ thiết kế? Bạn đừng lo! Thử ngay tính năng mới của Goodjob Việt để sở hữu hồ sơ chuyên nghiệp và khám phá vô vàn việc làm lương cao chỉ trong 5 phút!