Top 3 Câu chuyện khởi nghiệp hay và ý nghĩa nhất ( phần 2 )

Top 3 Câu chuyện khởi nghiệp hay và ý nghĩa nhất ( phần 2 )

Ngày đăng: 10/02/2023 10:19 AM

    Câu chuyện khởi nghiệp của 3 người bạn dám bỏ vùng an toàn để startup

    Những người bạn 8x quyết định khởi nghiệp lĩnh vực F&B khi đang có công việc hấp dẫn, lương cao vì không muốn bỏ lỡ giấc mơ của cuộc đời. Cách đây không lâu, Trương Thoại Yến nộp đơn xin thôi việc vị trí quản lý marketing và truyền thông tại một khách sạn năm sao lâu đời ở Sài Gòn. Cùng lúc, nhiều lời mời hấp dẫn đến với cô. Có kinh nghiệm tại các tập đoàn thiết kế, xây dựng và quản lý khu nghỉ dưỡng cao cấp, những năm qua Yến liên tục được săn đón với vị trí quản lý và mức lương hậu hĩnh. Tuy nhiên, cô đã lựa chọn con đường mới.

    Và Yến gặp người bạn thân là Lai Hồng Lĩnh. Thời điểm đó, Lĩnh và người anh họ Nguyễn Thế Hiếu đang cùng đầu tư vào một dự án thương mại nhưng gặp một số trục trặc và loay hoay chưa có lối đi mới. Xuất phát từ tình cảm bạn bè, Yến muốn giúp Lĩnh giải quyết những khó khăn trước mắt. Cô đưa ra mô hình khác, chuyển hẳn sang lĩnh vực F&B. Lĩnh và Hiếu ngay lập tức nhìn thấy tiềm năng của dự án. Càng thảo luận, đi sâu, mô hình càng rõ ràng trước mắt. Sau hàng giờ, hàng tháng nghiên cứu, Yến càng thấy mình ở trong đó. Sau thời gian đắn đo, cô gái sinh năm 1989 quyết định tiến một bước mạo hiểm, khởi nghiệp cùng hai người bạn với vai trò đồng sáng lập.

    Yến không phải người duy nhất đưa ra quyết định khó khăn và mạo hiểm trong cuộc đời, khi đã thiết lập được một vùng an toàn cho sự nghiệp và con đường thăng tiến của bản thân. Khi gặp Yến, Hiếu cũng quyết định tiến vào một cuộc chơi mới, rẽ ngoặt sự nghiệp. Anh từ bỏ vị trí quản lý tại một tập đoàn nhà nước với mức lương mấy nghìn USD mỗi tháng. Ban đầu, Hiếu dự định sẽ làm song song hai công việc. Đến thời điểm cảm thấy muốn bứt phá và tự tin vào lựa chọn của mình, anh nộp đơn xin nghỉ việc trước bao hoài nghi và can ngăn của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

    “Hầu như 10 người thì đúng 10 người không ủng hộ”, anh nhớ lại. Hơn 10 năm gắn bó với một môi trường, Hiếu thấy con đường của mình quá thuận lợi, không nhiều khó khăn, tài chính ổn định, tương lai tươi sáng. Nhưng bên trong những mặt biển êm thì luôn ẩn chứa những con sóng ngầm. Người đàn ông sinh năm 1983 khao khát có một cái gì đó riêng cho bản thân, do mình gầy dựng và phát triển. Hiếu có liều lĩnh nhưng không dại khờ, anh có lý lẽ của riêng mình.

    Lĩnh lại là một trường hợp khác. Từng là á khoa đầu vào ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, sự thông minh và nhanh nhạy của anh chưa được phát huy tối đa trong công việc kinh doanh của gia đình tại khu đô thị Đại học Quốc gia ở Thủ Đức. Có trong tay tấm bằng thạc sĩ, Lĩnh vẫn thường xuyên đứng trước những hoài nghi của mọi người xung quanh.

    “Công việc của gia đình rất nhiều nhưng dù có cố gắng thế nào cũng bị nói không phải của mình mà là của bố mẹ mình. Chúng ta luôn bảo là sống không nên để ý người khác nói gì về mình nhưng thực tế bạn không thể phớt lờ”, Lĩnh chia sẻ. Anh thừa nhận bản thân từng ngạo mạn bởi được cuộc đời quá ưu ái. Nhưng thời gian trôi qua, đôi lúc anh cảm nhận những khoảng trống và nỗi buồn vây lấy. Lĩnh bắt đầu biết mình muốn có một cái gì đó của riêng mình để khẳng định bản thân và chứng minh cho mọi người thấy anh hoàn toàn có thể tự thân đứng vững trên đôi chân của mình.

    Khu vực lifestyle của Small Vacancy là nơi thể hiện phong cách sống qua nét đặc trưng của văn hóa nước Anh, khuyến khích quý ông chú trọng hơn vào vẻ bề ngoài thông qua trang phục suit và quan tâm đến các môn thể thao tốt cho sức khỏe như quần vợt, cưỡi ngựa.

    Ba con người đã gặp nhau ở một ý tưởng bứt phá trong kinh doanh và trên hết là cho cuộc đời mình. Yến nói mọi thứ giống như một cơn gió tự động cuốn đi vào thời điểm cô thấy ý tưởng đưa ra có thể giúp hai người bạn thành công, phù hợp với điều kiện tài chính cùng tất cả phần thô đang có cũng như khả năng thực hiện. Nhưng Yến không ngờ bản thân lại dám từ bỏ công việc đang rất tốt của mình.

    “Tình trạng của tôi lúc đó là sống trong cảnh lương cao, mọi thứ rất tốt, mua sắm thả ga nhưng lại cảm thấy không thoải mái. Mỗi ngày khi về đến nhà đều cảm thấy nguồn năng lượng cứ bị ùn ứ và không thể giải tỏa. Tôi cảm thấy mình già đi và muốn có gì đó bứt phá”. Nói là vậy song không dễ từ bỏ vị trí an toàn mà nhiều người khao khát. Tuy nhiên, khi ngồi cùng nhau, Yến, Hiếu và Lĩnh từ lúc nào đã cùng xây dựng một giấc mơ. Cho đến một thời điểm, họ biết mọi thứ phù du trên đời đều không còn quan trọng nữa, ngoài giấc mơ của chính mình.

    Chọn lĩnh vực F&B với mức độ cạnh tranh và tỷ lệ đào thải cao, bộ ba 8x đối diện với nhiều thách thức. Việc này đòi hỏi phải có nguồn vốn mạnh nhưng để đạt điểm hòa vốn thì cần thời gian. “Trong ngành này, nếu thành công thì ít nhất một năm mới hòa vốn, còn chậm thì mất hai năm, thậm chí năm năm hoặc mười năm”, Yến cho biết.

    Họ lựa chọn thị trường ngách trong khi người tiêu dùng lại có vô vàn lựa chọn. Lấy cảm hứng từ mô hình Speakeasy (địa điểm giải trí bí mật) vào những thập niên đầu của thế kỷ trước ở Mỹ, họ biến tấu không gian nằm trên một con hẻm nhỏ ở đường Pasteur, quận 1 thành nhà hàng theo kiểu lounge pha trộn nét cổ điển Anh với trường phái hiện đại của Mỹ. Trong khắp không gian, hình ảnh về những giấc mơ bao trùm bằng những câu từ truyền cảm hứng và biểu tượng sự hình thành của mặt trăng cho thấy quá trình dần hiện thực hóa của những giấc mơ.

    Lấy tên tiếng Anh với ý nghĩa “không gian nhỏ cho giấc mơ lớn”, những người sáng lập muốn truyền cảm hứng và câu chuyện của mình cho những ai đã mơ, đang mơ và luôn mong muốn theo đuổi những giấc mơ của mình. Không chỉ chú trọng đồ ăn và thức uống phải đạt chuẩn, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, họ còn muốn đánh vào cảm xúc và những khao khát âm ỉ luôn tồn tại trong mỗi con người. Chính câu chuyện của mỗi nhà sáng lập là minh chứng cho việc dám theo đuổi và nỗ lực tận cùng vì giấc mơ đó.

    Sau gần 4 tháng chính thức ra mắt, họ đã có một lượng khách hàng thân quen nhất định. Nhưng việc cần làm phía trước vẫn còn rất nhiều. Cả ba nhà đồng sáng lập điều hiểu để tồn tại giữa thị trường khốc liệt này không hề đơn giản vì lợi thế cạnh tranh có thể trở nên lỗi thời theo thời gian. Điều mà họ tự tin nhất chính là nhiệt huyết và ăn ý trong đội ngũ.

    Small Vacancy – Điểm đến cuối tuần thú vị dành cho doanh nhân

    “Chúng tôi là bộ ba hoàn hảo”, Yến hóm hỉnh nói. Cô giải thích ba người có tính cách, sở trường, nền tảng, kiến thức và ngành nghề khác nhau nên có thể bổ khuyết cho nhau. Hiếu có nhiều năm luân chuyển vị trí ở công ty cũ, mạnh về kế toán - tài chính - nhân sự nên đảm trách vị trí CEO. Yến sôi nổi, hoạt bát, táo bạo và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn là người phát triển ý tưởng cho dự án. Trong khi đó, Lĩnh luôn nhiệt huyết bên cạnh hỗ trợ, ủng hộ mọi hoạt động khác dù công việc ở gia đình luôn bận rộn.

    “Tôi nghĩ rằng khi làm bất cứ công việc gì cũng cần có sự bổ sung mới tạo thành cộng sự hoàn hảo, nếu quá giống nhau thì có thể sẽ tan hoang sớm”, Yến lý giải.

    Chỉ trong nửa năm, cuộc sống của ba con người này đã thay đổi theo những cách khác nhau. Hiếu thường đau đầu với những bài toán tài chính liên quan đến tồn vong của dự án như bất kỳ startup nào. Lĩnh thường xuyên di chuyển giữa quận 1 và Thủ Đức với khoảng cách gần 20 km. Còn Yến không thể chi tiêu thoải mái như ngày xưa mà phải tính toán từng khoản và liên tục tìm kiếm cách thức tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Bước khỏi vùng an toàn, ai trong số họ cũng đứng trước những thay đổi khó khăn trong cuộc sống. Nhưng đó là điều mà cả ba đã lường trước. Họ chưa một lần hoài nghi hay quay đầu nhìn lại vì biết rằng nếu không hành động, sẽ chẳng có giấc mơ nào thành hiện thực.

    Khởi Nghiệp Từ “Marketing 0 Đồng” Tới Quỹ Đầu Tư Triệu Đô

    Phạm Anh Cường (Cường Steward) đang nỗ lực thực hiện khát vọng nâng bước và giữ chân những start-up thuần Việt. Là người tiên phong sáng lập một trong những vườm ươm khởi nghiệp tư nhân “made in Vietnam” đầu tiên, Phạm Anh Cường (Cường Steward) đang nỗ lực thực hiện khát vọng nâng bước và giữ chân những start-up thuần Việt.

    Cường Steward sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, nhưng những gì Cường có được hôm nay hoàn toàn là nỗ lực của bản thân. “Từ lúc khởi nghiệp, tôi chưa xin của bố mẹ một đồng nào”, Cường kể. Năm thứ ba đại học, Phạm Anh Cường là một trong những sinh viên xuất sắc của Đại học Ngoại thương giành suất học bổng tại Nhật Bản. Năm tháng học tập tại đất nước mặt trời mọc, anh “trót yêu” hoa giấy nghệ thuật Kamibana và quyết định khởi nghiệp cùng 6 cộng sự ngay sau khi về nước. Tiếc là do sai hướng phát triển và thiếu kỹ năng lãnh đạo, dự án này thất bại sau 1 năm hoạt động. Tạm gác lại giấc mơ khởi nghiệp, Cường bắt đầu hành trình đi làm thuê từ TP.HCM đến Hà Nội. Anh làm qua nhiều vị trí, từ nhân viên xuất nhập khẩu, ngân hàng, trưởng nhóm quản lý thị trường ASEAN trong một tập đoàn công nghệ, đến giám đốc một công ty bất động sản khá lớn.

    Khởi Nghiệp Từ “Marketing 0 Đồng” Tới Quỹ Đầu Tư Triệu Đô

    Cường vẫn luôn ghi nhớ bước ngoặt trong sự nghiệp của mình, đó là sau 2 tháng thử việc ở vị trí trưởng phòng, anh được đề bạt vào ghế giám đốc ở tuổi 25. “Mỗi khi gặp khó khăn, ký ức ấy giúp tôi có thêm niềm tin vào bản thân”, Cường nói. Nhưng chỉ sau đó 1 năm, anh quyết định nghỉ việc để thành lập BestB, khôi phục dự án hoa giấy với tên gọi mới Flower Farm. “Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, Flower Farm là đứa con tôi ươm và sẽ trở thành start-up tiêu biểu”, chàng doanh nhân trẻ tự tin.Để tạo xu hướng yêu thích sản phẩm này, Cường tìm tòi và mở những “Lớp học 10.000 đồng” dạy các bạn học sinh, sinh viên gấp hoa giấy. Anh bật mí, 10.000 đồng này đủ tiền thuê địa điểm, tiền nguyên liệu, trong khi đó, sự ấn tượng của khóa học khiến các bạn học sinh, sinh viên truyền tai nhau và trở thành xu hướng, giúp Flower Farm tiếp cận các kênh phân phối. Đến nay, Flower Farm là một trong những dự án có doanh thu hiệu quả nhất trong BestB, tạo nhiều việc làm cho học viên các trường dạy nghề. Không những thế, Cường còn tiếp tục xây dựng Flower Farm thành kênh thương mại điện tử bán hoa tươi từ shop tới người tiêu dùng thông qua app. Với những thành tựu đó, Flower Farm lọt top 25 start-up Việt tiêu biểu năm 2017, qua đó phần nào chứng minh năng lực của Cường.

    Đến nay, “hồ sơ” của BestB đã tích lũy được kha khá start-up tiềm năng như trang thương mại điện tử Lovely Life; nền tảng kết nối nhà nghỉ - khách sạn - du lịch ManMo; nền tảng kết nối logistics Shipcucnhanh; nền tảng kết nối và tuyển dụng nhân sự Vjobs...

    Từ “Marketing 0 Đồng”…

    Ở tuổi 30, những gì mà Cường Steward và BestB làm được quả thực không đơn giản. Cười tự tin, chàng doanh nhân 8x bộc bạch: “Mọi người cứ nghĩ đằng sau vườm ươm có thế lực rất mạnh về tài chính, nhưng sự thật là khi BestB ra đời, trong tay tôi không có gì cả”.“Hạnh phúc là giúp đỡ nhiều người, thành công là nâng đỡ nhiều người. Đầu tư và ươm tạo cho khởi nghiệp là sứ mệnh của tôi”.

    …Đến Quỹ Đầu Tư 30 Tỷ Đồng

    Khởi Nghiệp Từ “Marketing 0 Đồng” Tới Quỹ Đầu Tư Triệu Đô

    Cởi mở, chân thành, nhưng Cường Steward không thích nói nhiều về mình. Trong cuộc trò chuyện, anh hay hướng câu trả lời về BestB và những cộng sự. Anh tự hào kể về Nguyễn Thu Phương - cô sinh viên năm thứ ba Đại học Kinh doanh và Công nghệ đang là trưởng nhóm vận hành 2 dự án khởi nghiệp là Flower Farm (được Cường chuyển giao) và Lovely Life - dự án do Phương sáng lập. “Ở BestB, tôi chỉ là người truyền cảm hứng”, Cường khiêm tốn nói.Sở dĩ Cường chọn cách lãnh đạo này, bởi đó là những giá trị anh học được sau những năm tháng sống tại Nhật Bản. “Nhắc đến Apple, người ta nghĩ tới Steve Jobs, Tim Cook; nhắc tới Facebook, người ta nghĩ tới Mark Zuckerberg…, nhưng Top 10 của Nhật thì không như vậy. Tôi thực tập ở đó, họ không giới thiệu tên mình, mà chỉ nói: “Tôi là người Honda”. Người Nhật xác định sứ mệnh của họ là tạo nên giá trị quốc gia, làm việc không phải cho ông chủ mà làm việc vì quốc gia”, Cường chia sẻ.

    Học tập và thấm những giá trị đó, Cường Steward chọn cách xây dựng BestB với mục tiêu trở nên trường tồn. “Tôi tin rằng, sứ mệnh của BestB là truyền cảm hứng để tạo ra thế hệ doanh nghiệp mới luôn làm hết mình để cống hiến”, Cường nói. Anh cũng tâm sự, đã có nhiều quỹ đặt “đề bài” muốn BestB ươm trước, sau đó đầu tư vào dự án nào có tiềm năng, nhưng anh không muốn là ở thế bị “săn”. “Các dự án khởi nghiệp tôi ươm đều là “Made in Vietnam”, nhưng khi quỹ ngoại rót vốn lại thường kèm theo điều kiện phải đưa thương hiệu đó về nước họ thì mới giải ngân và công ty ở Việt Nam trở thành chi nhánh, mà tôi thì không muốn như vậy”, Cường nói. Đó cũng là nguyên nhân khiến Cường Steward quyết định kêu gọi vốn từ một số doanh nghiệp và đã “khai sinh” thành công Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BestB Capital với số vốn 30 tỷ đồng cuối năm 2018. 5 lĩnh vực mà BestB Capital sẽ tập trung tìm kiếm ươm tạo là fintech (công nghệ tài chính), agritech (công nghệ nông nghiệp) , edutech (công nghệ giáo dục), Medtech (công nghệ y tế), doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng phát triển chuỗi, xuất khẩu.

    "Thiếu gia họ Đặng" và câu chuyện khởi nghiệp 5 triệu đồng

    Khi 18 tuổi, thiếu gia Đặng Hồng Anh, đã tự mở một cửa hàng bánh canh với số vốn ban đầu vỏn vẹn 5 triệu đồng, tự mình thực hiện công việc của cả ông chủ và nhân viên, như bưng bê đồ ăn cho khách. Những tưởng sinh ra trong một gia đình giàu có thì chỉ hưởng thụ, thế nhưng "Thiếu gia họ Đặng" Đặng Hồng Anh, con trai ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, đã kể lại câu chuyện khởi nghiệp 5 triệu đồng bằng việc bán bánh canh, cây kiểng, sắt thép. Ông Đặng Hồng Anh sinh ngày 10/3/1980 và trưởng thành trong thời điểm sự nghiệp kinh doanh rực rỡ của ông Đặng Văn Thành được biết đến là một trong những đại gia ngân hàng hàng đầu Việt Nam (1996-2011) và một công ty gia đình về mía đường, đó là Tập đoàn Thành Thành Công.

    "Thiếu gia họ Đặng" và câu chuyện khởi nghiệp 5 triệu đồng

    Thế nhưng, "thiếu gia họ Đặng" của gia đình ông Đặng Văn Thành đã phải bươn trải để tự tích luỹ kinh nghiệm cho mình. Không ít lần phải nếm trái đắng. Khi 18 tuổi, thiếu gia Đặng Hồng Anh, đã tự mở một cửa hàng bánh canh với số vốn ban đầu vỏn vẹn 5 triệu đồng, tự mình thực hiện công việc của cả ông chủ và nhân viên, như bưng bê đồ ăn cho khách. "Tô bánh canh có giá 6 nghìn, 8 nghìn, 12 nghìn, tôi phải biết bưng bê, khách kêu bỏ hành chạy đi lấy hành, phải biết phục vụ khách cho vừa lòng, biết đưa tiền, thối tiền lại cho khách… Lời chẳng bao nhiêu nhưng công sức bỏ ra thì rất nhiều. Sau này, anh mới hiểu, ba khích anh làm việc để thấy rằng: xài tiền mà không do mình kiếm ra sẽ khác với đồng tiền mình tự làm ra. Để kiếm được 6 nghìn đồng, đã phải khó khăn và thử thách như vậy thì mình mới biết trân quý", Hồng Anh chia sẻ.

    Sau đó, chàng trai này lại bị ba "khích" nên tiếp tục chuyển sang bán cây kiểng và sắt thép. Bươn chải với nhiều nghề, Hồng Anh đã tự tích lũy cho mình những kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh. Sau nhiều lần khởi nghiệp bằng các nghề khác nhau, anh mới hiểu ba mong muốn tôi làm từ những công việc nhỏ nhất, để thấy rằng “xài tiền mà không do mình kiếm ra sẽ khác với đồng tiền mình tự làm ra. Kiếm được 6.000 đồng đã phải khó khăn và thử thách như vậy thì mình mới biết trân trọng, không nên phung phí. Chính những ngày tháng với công việc không ngại khó khăn đã giúp tôi tích lũy phần nào trải nghiệm và đức tính cần thiết cho công việc sau này”, thiếu gia họ Đặng chia sẻ.

    22 tuổi, khi vừa tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh tại đại học Hùng Vương TP.HCM, ông Đặng Hồng Anh bắt đầu làm việc tại Công ty Thành Thành Công của gia đình với cương vị Phó giám đốc (2002-2004). Trước khi là lãnh đạo TTC Land, ông Đặng Hồng Anh từng khởi nghiệp bằng bán bánh canh, cây kiểng, sắt thép. Bước ngoạt đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp của ông Đặng Hồng Anh được bắt đầu từ năm 2004. Hồng Anh chính thức chuyển sang kinh doanh bất động sản, đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) và sau đó là Chủ tịch HĐQT. Đây mới là thời điểm thực sự áp lực kinh khủng.

    "Thiếu gia họ Đặng" và câu chuyện khởi nghiệp 5 triệu đồng

    Tuổi đời còn quá trẻ nhưng phải gánh vác trọng trách quá lớn khiến "thiếu gia họ Đặng" không đủ can đảm. "Tôi đã suy nghĩ 3 ngày mới chịu nhận lời ba mẹ điều hành công ty", Đặng Hồng Anh kể lại. Chỉ sau ít năm điều hành, ông Đặng Hồng Anh đã biến Sacomreal nhỏ bé với số vốn ban đầu 11 tỷ đồng lên tới 1.000 tỷ đồng lúc niêm yết, tăng gần 91 lần. Thậm chí, ở thời điểm chào sàn chứng khoán, Sacomreal được đánh giá là “một thế lực lớn” trong làng bất động sản, SCR được coi là cổ phiếu “khủng”.

     

    Năm 2010, cái tên Đặng Hồng Anh lọt vào top 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Ở thời điểm đó, ông chia sẻ thành công của mình là nhờ kế thừa và phát huy được truyền thống văn hóa gia đình. Hình ảnh của cha là ông Đặng Văn Thành luôn đứng vị trí số một, là người bạn lớn, người thầy, người truyền cảm hứng đối với Đặng Hồng Anh. Ở tuổi 38, ông Đặng Hồng Anh đã có 20 năm kinh nghiệm thương trường. Thành công lớn nhưng cũng không ít lần ông phải nếm trái đắng. Năm 2012 là lúc gia đình họ Đặng lao đao với Sacombank và chao đảo vì Sacomreal. Khi đó, các đại án ngân hàng nổ ra, sau khi bầu Kiên và một loạt đại gia ngân hàng bị bắt, tin đồn hai cha con ông Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh phải vào tù cũng lan rộng. Mặc dù tin bị bắt là giả nhưng sóng gió đến với nhà họ Đặng là thật. Đến lúc này, rắc rối với Sacombank mới thực sự nổ ra. Cuối năm 2012, hai cha con ông Thành đã lần lượt rút khỏi HĐQT Sacombank trước khi bị xiết nợ bằng cổ phiếu với giá trị lên tới gần 1.600 tỷ đồng. Cái tên Đặng Văn Thành bị xóa khỏi danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Còn Đặng Hồng Anh rơi xuống vị trí 67.

    Tình hình tại Sacomreal cũng không mấy khả qua khi thị trường bất động sản đóng băng. Những khoản lãi khủng được thay thế bằng các khoản lỗ. Cái tên Đặng Hồng Anh dường như không còn biết đến trên thị trường BĐS. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian im lặng, hai cha con Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh lại tái xuất thương trường với một sức mạnh mới.

    Cuối năm 2017, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) của gia đình ông Đặng Văn Thành đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Sacomreal lên 36%. Ngày 29.3 vừa qua, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) đã chính thức đổi tên thành TTC Land.

    Năm 2018, TTC Land dự kiến sẽ tung ra thị trường gần 3.000 căn hộ, doanh thu mang về dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt trên 300 tỷ đồng.

    Trên đây là top các câu chuyện khởi nghiệp hay và ý nghĩa nhất mà  Goodjobvn muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng với các câu chuyện trên các bạn thêm hiểu được hành trình khởi nghiệp và có thêm động lực chiến thắng bản thân, dám nghĩ dám làm và thật thành công trên bước đường sắp tới nhé.