5 SAI LẦM TRONG ĐÀM PHÁN LƯƠNG KHI XIN VIỆC

5 SAI LẦM TRONG ĐÀM PHÁN LƯƠNG KHI XIN VIỆC

Ngày đăng: 11/10/2021 10:33 AM

    Đàm phán lương được xem là một trong những phần quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, có rất nhiều ứng viên đã đánh mất cơ hội việc làm cho mình chỉ vì phạm phải một số sai lầm khi thương lượng lương. Hãy cùng Goodjobvn tìm hiểu xem đó là những sai lầm nào nhé.

    Đàm phán lương khi xin việc

    Đàm phán lương khi xin việc

    Chủ động đề cập đến vấn đề đàm phán lương

    Khi đang phỏng vấn cho một công việc mới, bạn nhắc đến vấn đề về lương trước khi nhà tuyển dụng đề cập đến được xem là một sai lầm. Tốt nhất, vấn đề này hãy để đối phương chủ động đề cập. Một khi họ đã quyết định với bạn và đưa ra lời đề nghị, bạn sẽ ở vị thế thương lượng tốt hơn, ông Lynda Zugec, giám đốc điều hành của The Workforce Consulting cho biết. Vào cuối buổi phỏng vấn, các cuộc đàm phán tiền lương sẽ diễn ra, vì vậy hãy thể hiện tốt nhất khả năng của bạn trong khoảng thời gian trước đó.

    Tham khảo cách trả lời câu hỏi " mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu " ?

    Đánh giá thấp bản thân

    Peter – Chủ tịch Cố vấn tại nơi làm việc thí điểm Peter Berner nói rằng: “Biết bạn có giá trị như thế nào đối với một công ty là điều rất cần thiết. Thế nhưng có quá nhiều người tự đánh giá thấp bản thân vì họ sợ rằng yêu cầu hoặc kỳ vọng của họ sẽ cao hơn mức chi trả của công ty. Và điều này rất bất lợi với đề nghị thương lượng lương cũng như cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của bạn.” Hãy nhớ rằng miễn là bạn yêu cầu một mức lương hợp lý dựa trên khả năng bản thân và giá trị của ngành trên thị trường thì nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cho bạn những gì có thể để đi đến sự thống nhất chung.

    Đánh giá thấp bản thân

    Đánh giá thấp bản thân khi đàm phán lương

    Không xem xét những phúc lợi khác

    Một trong những sai lầm lớn nhất của ứng viên là chỉ chăm chăm vào mức lương mình được nhận. Thực tế là bên cạnh tiền lương, còn nhiều vấn đề nữa bạn cần quan tâm như ngày nghỉ phép, tiền thưởng, phúc lợi xã hội,… Có thể nhà tuyển dụng không cung cấp được mức lương như bạn mong muốn nhưng họ có thể đưa ra nhiều phúc lợi khác, đảm bảo sự thoải mái và cân bằng trong công việc và đời sống cá nhân của bạn. Đây cũng là một gợi ý rất đáng để bạn suy ngẫm thay vì chỉ cho rằng tiền lương là yếu tố tiên quyết đến công việc của bạn.

    Chấp nhận lời đề nghị đầu tiên từ nhà tuyển dụng

    Nhiều người, đặc biệt là sinh viên mới ra trường rất dễ chấp nhận mức lương đề xuất đầu tiên từ nhà tuyển dụng. Bạn nên biết rằng nhà tuyển dụng sẽ đưa ra lời đề nghị thấp hơn mức lương dự tính để dò xét thái độ của bạn. Do đó, bạn nên suy nghĩ thận trọng để đưa ra quyết định của mình. Nhận được một mức lương phù hợp, có lợi cho cả hai bên sẽ là điều kiện thuận lợi có được công việc mơ ước.

    Dễ dàng chấp nhận

    Dễ dàng chấp nhận khi đàm phán lần đầu

    Tin vào lời hứa của nhà tuyển dụng

    Cuối cùng, đừng tin vào lời hứa sẽ tăng lương trong tương lai trừ khi điều này được xác định bằng văn bản. Bạn chỉ nên chấp nhận điều này khi:

    + Mức lương ban đầu tối thiểu đáp ứng chi phí sinh hoạt của bạn.
    + Nhà tuyển dụng cung cấp mốc thời gian cụ thể khi nào họ sẽ xem xét mức lương của bạn bằng văn bản (sau 1 quý, sau 6 tháng, sau 1 năm)
    + Bạn có các yêu cầu cụ thể được nêu ra để được tăng lương bằng văn bản (cung cấp một dự án nhất định, đáp ứng các số liệu hiệu suất nhất định,…)
    + Bạn được cung cấp một ngưỡng tăng cụ thể bằng văn bản (1%, 5%, 10%,…)

    Trên đây là những sai lầm phổ biến nhất mà ứng viên thường mắc phải trong quá trình đàm phán lương. Nắm rõ những sai lầm trên bạn sẽ tự tin và dễ dàng đạt được mức lương mà mình mong muốn. Chúc bạn may mắn.