Dám nghĩ dám làm và ra quyết định tốt
Tố chất thường thấy ở một lãnh đạo giỏi là dám nghĩ, dám làm và có kỹ năng ra quyết định. Việc bạn có một ý tưởng hay là chưa đủ, mà bạn phải có cả kế hoạch thực hiện nó cụ thể, rõ ràng và bạn phải có tính “liều”. Đừng sợ những khó khăn hay vấp ngã trong tương lai mà cứ chần chừ không thực hiện. Để đưa ra một quyết định đúng đắn, đòi hỏi người lãnh đạo phải có kinh nghiệm, đánh giá và dự báo được tình hình tương lai, cân nhắc được lợi hại của các quyết định. Trước khi lên ý tưởng cho một dự án mới, bạn nên đi thực tế để tham khảo thị trường. Cách làm này giúp cho các ý tưởng, kế hoạch của bạn trở nên thực tế và sát sườn.
Biết tìm người và giữ người
Bạn cần biết những yếu tố nào cần thiết cho từng vị trí, từ đó việc tuyển chọn nhân sự diễn ra nhanh chóng và có chất lượng hơn. Và bạn cũng có thể nhận diện được đâu là nhân tài cho công ty ngay từ vòng phỏng vấn.
Là nhà quản lý, bạn cần ưu tiên cho công tác đào tạo nhân viên để tạo ra một đội ngũ nhân sự chất lượng. Hãy sẵn sàng đầu tư để thấu hiểu các thành viên trong đội và dành thời gian để huấn luyện và hướng dẫn họ nếu cần. Các nhà quản lý giỏi xem những nhân viên giỏi như tài sản của họ và dành thời gian để đóng góp vào sự trưởng thành và phát triển của nhân viên
Bí quyết trở thành sếp tốt, hình mẫu chuẩn mực
Để khiến nhân viên “tâm phục khẩu phục” thì trước hết bạn phải là hình mẫu chuẩn mực mà tất cả nhân viên đều mong muốn hướng tới. Chỉ những nhà quản lý có khả năng đưa ra quyết định, đồng thời am hiểu cách tiếp cận và tương tác với con người hiệu quả thì mới dễ được người khác coi trọng. Phải luôn lấy bản thân để làm gương, thẳng thắng tiếp thu những ý kiến đóng góp và đối xử công bằng với tất cả nhân viên. Bên cạnh đó, hãy đặt niềm tin vào nhân viên của mình, tin rằng họ sẽ hoàn thành tốt công việc của mình đồng thời bản thân mình cũng phải thực sự đáng tin cậy và có trách nhiệm với tập thể.
Đánh giá đúng năng lực
Mọi nhân viên mong được cấp trên đánh giá đúng năng lực của mình. Đây chính là yếu tố giúp xây dựng đội ngũ nhân viên vững chắc vì công sức của mỗi thành viên đều được ghi nhận. Đánh giá đúng năng lực nhân viên sẽ tạo thêm lòng tin cho họ và là nguồn động lực để họ có thể hoàn tất nhiệm vụ được giao ngày một tốt hơn. Bạn không phải mất một đồng nào cả nhưng lại khích lệ tinh thần rất nhiều cho nhân viên bạn và hơn hết, họ sẽ cảm thấy trân trọng người Quản lý như bạn hơn.
Biết lắng nghe nhân viên: Bí quyết trở thành sếp tốt, tinh tế
Để sâu sát tình hình công ty, hiểu rõ suy nghĩ của nhân viên, không gì bằng lãnh đạo phải biết lắng nghe nhân viên. Đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp duy trì bữa cơm trưa chung cho toàn công ty với mục đích, lãnh đạo có dịp tiếp xúc nhân viên, lắng nghe những câu chuyện thường ngày và những ý kiến của họ.
Nhưng theo các chuyên gia, muốn nghe những chia sẻ thật của nhân viên, quan trọng là thái độ lắng nghe từ phía lãnh đạo. Đó là một thái độ ghi nhận, tập trung, tôn trọng và thực sự mong muốn lắng nghe ý kiến nhân viên. Đặc biệt, lãnh đạo phải biết vượt lên tự ái bản thân, biết chấp nhận thay đổi trước những đề xuất của nhân viên.
Chân thành và hòa đồng
Mặc dù mức độ cởi mở của người lãnh đạo còn tùy ở tính cách, phong cách của người đó nhưng một nhà lãnh đạo giỏi thường biết đến như một người gần gũi, hòa đồng. Khi lãnh đạo cùng ăn cùng mặc, cùng sinh hoạt, cùng chơi với nhân viên, nhân viên sẽ cảm thấy không còn khoảng cách với lãnh đạo và dễ chia sẻ với lãnh đạo hơn. Đặc biệt, nếu những việc nhân viên làm mà lãnh đạo cũng làm được, sự ngưỡng mộ của nhân viên dành cho lãnh đạo càng cao.
Với 6 tiêu chí trên, bạn sẽ khiến cho nhân viên “tâm phục khẩu phục” về cả tài và đức. Hy vọng bạn sẽ xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng. Chúc bạn thành công.
Tham khảo 9 điều nên nhớ nằm lòng khi lần đầu phỏng vấn xin việc tại đây.
Xem thêm việc làm mới tại Goodjobvn.com, với hàng ngàn việc làm được cập nhật hàng tháng, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những gọi ý nghề nghiệp và lựa chọn tốt nhất cho tương lai của bạn.