Nhân viên kỹ thuật là gì?
Nhân viên kỹ thuật (Engineering) là người chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và duy trì các cấu trúc, thiết bị, máy móc, hệ thống trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu sản xuất, khu chế xuất,… làm việc hiệu quả.
Hiện nay, nhân viên có thể ứng dụng kiến thức chuyên môn và kỹ năng của mình để tạo nên các sản phẩm, mô hình và giải pháp thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ những ngành công nghiệp nặng cho tới ngành xây dựng, công nghệ thông tin, hóa sinh, nông nghiệp, hạt nhân,…
Mô tả công việc
Nhân viên có những nhiệm vụ công việc đòi hỏi kỹ thuật chuyên ngành khác nhau, phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Do đó, mỗi vị trí sẽ có mô tả công việc khác nhau, tuy nhiên, vị trí này sẽ đảm nhiệm các công việc cơ bản sau:
- Xây dựng quy trình thiết kế, lắp đặt, vận hành các sản phẩm kỹ thuật.
- Xây dựng quy trình bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm sau vận hành.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm trước, trong và sau vận hành.
- Trực tiếp tham gia kiểm tra, sửa chữa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết bị, máy móc.
- Giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành các loại máy móc, thiết bị.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra định kỳ hệ thống máy móc đang vận hành để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình làm việc.
- Xây dựng hệ thống cho các dự án kỹ thuật đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Đưa ra các ý kiến cải thiện và cải tiến chất lượng sản phẩm kỹ thuật.
- Đọc hiểu và quản lý các hồ sơ, giấy tờ liên quan tới sản phẩm kỹ thuật như bảng báo cáo kiểm tra chất lượng, bản vẽ kỹ thuật, bảng báo giá,…
Các vị trí tuyển dụng phổ biến hiện nay
1. Nhân viên kỹ thuật máy tính
Nhân viên kỹ thuật máy tính là người thực hiện các quy trình lắp ráp, cài đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì máy tính, các thiết bị ngoại vi. Đồng thời, họ là người tạo ra phần cứng hoạt động cùng với mạng máy tính, đảm bảo hệ thống máy tính chạy mượt mà.
Mức lương: 15 – 30 triệu đồng/tháng.
2. Nhân viên kỹ thuật cơ khí
Nhân viên kỹ thuật cơ khí là người thiết kế, chế tạo, lập trình, vận hành, sửa chữa và bảo trì hệ thống vật lý hay cơ học như phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, tàu điện, bộ nén khí, hệ thống vũ khí, hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian,…. Đồng thời, nhân viên kỹ thuật cơ khí còn tham gia nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ mới, thiết kế sản phẩm cơ khí tiên tiến, và đưa ra các cải tiến để nâng cao hiệu suất và tính bền vững của các sản phẩm và công trình cơ khí.
Mức lương: 8 – 20 triệu đồng/tháng.
3. Nhân viên kỹ thuật xây dựng
Nhân viên kỹ thuật xây dựng chịu trách nhiệm thiết kế các bản vẽ kỹ thuật, xây dựng các công trình hạ tầng như cao ốc, nhà dân dụng, cầu đường, sân bay, hệ thống xử lý nước,… Nhân viên tham gia lập kế hoạch và quản lý tiến độ quá trình thi công, xây dựng các công trình. Bên cạnh đó, họ sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng vật liệu và quá trình thi để đưa ra các giải pháp khắc phục bất kỳ vấn đề có thể xảy ra.
Mức lương: 10 – 30 triệu đồng/tháng.
4. Nhân viên kỹ thuật điện
Đây là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt và phát triển hệ thống điện, mạch điện tử, hệ thống thông tin liên lạc, cáp quang, bảng điều khiển, động cơ điện, hệ thống máy tính,…
Mức lương: 10 – 20 triệu đồng/tháng.
5. Nhân viên kỹ thuật hệ thống
Công việc chính của là phân tích, thiết kế, phát triển và điều khiển hệ thống tự động hoá, thiết kế khoa học và công nghệ của quy trình sản xuất, lắp ghép, bộ điều khiển lập trình,…
Mức lương: 10 – 20 triệu đồng/tháng.
6. Nhân viên kỹ thuật hóa học
Nhân viên kỹ thuật hóa học là người ứng dụng các nguyên lý vật lý, hóa học, sinh học trong quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại, như lọc hóa dầu, chế tạo vật liệu và thiết bị ở kích thước micromet, lên men, sản xuất những phân tử sinh học.
Mức lương: 10 – 25 triệu đồng/tháng.
7. Nhân viên kỹ thuật tích hợp
Hiện nay, nhiều lĩnh vực kỹ thuật tích hợp liên ngành xuất hiện đòi hỏi các nhân viên thực hiện Kỹ thuật hàng không vũ trụ; Kỹ thuật nông nghiệp; Kỹ thuật y sinh; Kỹ thuật sinh học; Kỹ thuật ứng dụng; Kỹ thuật năng lượng; Kỹ thuật dầu khí; Kỹ thuật dệt may; Kỹ thuật đường sắt; Kỹ thuật công nghiệp; Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật quản lý; Kỹ thuật quân sự; Kỹ thuật nano; Kỹ thuật hạt nhân,…
Trong đó nhân viên kỹ thuật tòa nhà hiện được nhiều bạn trẻ quan tâm, họ là người chịu trách nhiệm bảo trì tòa nhà và xử lý các sự cố có thể phát sinh cũng như chăm sóc cảnh quan, đảm bảo công trình luôn an toàn sinh sống, làm việc.
Mức lương: 8 – 15 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kỹ thuật cần có những kỹ năng quan trọng nào?
Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng cần có để trở thành nhân viên chuyên nghiệp:
1. Nền tảng kiến thức chuyên môn tốt
Nền tảng kiến thức chuyên môn là yếu tố quan trọng giúp nhân viên nắm vững và thành công trong lĩnh vực công việc của mình. Nắm vững các nguyên lý cơ bản và lý thuyết giúp nhân viên tiếp cận các vấn đề tự tin để áp dụng chúng vào thực tiễn công việc và đưa ra các giải pháp hiệu quả.
2. Tư duy logic, khoa học, sáng tạo
Nhân viên cần có tư duy logic, khoa học và hệ thống để tiếp cận và xác định nguyên nhân vấn đề, phân tích các yếu tố liên quan toàn diện. Nhờ đó, đưa ra các phương án giải quyết khoa học, chính xác dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn. Đồng thời, khả năng sáng tạo cho phép nhân viên kỹ thuật tìm ra những giải pháp mới và đột phá trong công việc.
3. Thành thạo kỹ năng sử dụng máy tính
Kỹ năng sử dụng máy tính là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng đối. Nhờ đó, nhân viên có thể phát triển và mở rộng nhiều mô hình hệ thống kỹ thuật phức tạp liên quan đến lĩnh vực làm việc. Kỹ năng này còn giúp nhân viên nắm vững các phần mềm và công nghệ mới, đáp ứng các yêu cầu công việc và đóng góp tích cực trong việc phát triển lĩnh vực kỹ thuật.
4. Kỹ năng tính toán tốt
Đây là kỹ năng quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Nhờ đó, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, xác định các thông số và dữ liệu kỹ thuật, đưa ra các phân tích và đảm bảo tính chính xác trong công việc. Điều này đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực như xây dựng, công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, hóa học,… Kỹ năng tính toán cũng hỗ trợ trong việc thiết kế và phát triển các sản phẩm, hệ thống kỹ thuật, từ việc tính toán khối lượng, trọng lượng cho các cấu trúc xây dựng đến việc tối ưu hóa các thông số kỹ thuật để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
5. Tỉ mỉ, chi tiết, cẩn trọng trong công việc
Để thực hiện công việc chính xác và đạt được hiệu quả cao, nhân viên cần phải làm việc với sự tỉ mỉ và tập trung vào chi tiết, đảm bảo rằng mọi yếu tố kỹ thuật đều được xử lý đúng cách. Bên cạnh đó, kỹ năng này giúp nhân viên phát hiện và khắc phục các lỗi hoặc sai sót trong quá trình thực hiện công việc. Điều này đảm bảo rằng các vấn đề được giải quyết kịp thời, tiết kiệm thời gian và tối ưu quy trình làm việc. Đặc biệt là trong những lĩnh vực kỹ thuật như xây dựng, điện tử, hóa học,… sự tỉ mỉ và chi tiết là quan trọng để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên của Goodjob đã mang đến những thông tin hữu ích về sẽ mô tả công việc, mức lương và cơ hội của vị trí tuyển dụng. Nếu bạn muốn thử sức trong lĩnh vực kỹ thuật, hãy tự tin và tận dụng những cơ hội nghề nghiệp đang chờ đón trên Goodjobvn.com từ hôm nay nhé! Chúc các bạn thành công.