Mô tả chi tiết công việc của nhân viên tư vấn tuyển sinh từ A đến Z

Mô tả chi tiết công việc của nhân viên tư vấn tuyển sinh từ A đến Z

Ngày đăng: 06/09/2023 09:18 AM

    Nhân viên tư vấn tuyển sinh là aitiếng Anh là gì?

    Nhân viên tư vấn tuyển sinh hay còn gọi là cố vấn tuyển sinh (Educational Consultant) là người đại diện nhà trường hoặc tổ chức giáo dục giới thiệu, tư vấn, thuyết phục gia đình và học sinh về các khóa học và chương trình đào tạo của nhà trường. Phổ biến nhất là các trường đại học và các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học,…

    Nhân viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn môi trường học tập phù hợp với năng lực và sở trường của học sinh, sinh viên. Họ là người hiểu rõ các chương trình đào tạo, học phí, lộ trình giảng dạy,… của trường và trung tâm, để học sinh có thể chuẩn bị hồ sơ, đăng ký khóa học. 

    Công việc của nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì?

    1. Công việc tuyển sinh

    Công việc vừa “bán hàng” vừa thực hiện các hoạt động marketing. Cụ thể thì công việc tuyển sinh như sau:

    • Tìm kiếm và thu hút học viên thông qua các kênh thông tin và mạng xã hội của cơ sở giáo dục. 
    • Tham gia các nhóm khách hàng tiềm năng để quảng cáo khóa học và giải đáp các thắc mắc của học viên về nội dung khóa học, quy trình, thủ tục,… 
    • Hỗ trợ truyền thông một số chiến dịch Marketing để quảng bá hình ảnh cơ sở giáo dục và khuyến khích học viên đăng ký tham gia. 
    • Nghiên cứu nhu cầu khách hàng để thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp với kỳ vọng của học viên.

    2. Công việc tư vấn

    Sau khi liên hệ học viên thành công, nhân viên sẽ giới thiệu và giải đáp các thắc mắc về các khóa học và chương trình khuyến mãi của cơ sở đào tạo. Nhân viên là người tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu học viên và trao đổi để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất cho học viên. 

    Tư vấn trực tiếp: 

    • Chào đón học viên tại văn phòng tuyển sinh.
    • Tiếp xúc trực tiếp và tìm hiểu nhu cầu của học viên.
    • Giới thiệu các thông tin về chương trình học, học phí, thời khóa biểu,…
    • Thực hiện khảo sát nhu cầu, mong muốn và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục

    Tư vấn online: 

    • Tiếp nhận cuộc gọi và hỗ trợ học viên thực hiện các thủ tục để hoàn tất quá trình đăng ký. 
    • Giải đáp các thắc mắc của học viên qua điện thoại, mạng xã hội, thư điện tử… 

    3. Công việc theo dõi và quản lý học viên

    Nhân viên sẽ theo dõi hồ sơ lớp học và tổng hợp kết quả học tập của học viên định kỳ tuần, tháng, năm. Nhờ đó, cơ sở giáo dục có thể đưa ra đánh giá chất lượng đào tạo và lập kế hoạch cải thiện kết quả học tập của học viên. Kết quả học tập của học viên sẽ được cơ sở giáo dục ghi nhận và thông báo đến cho phụ huynh. 

    Bên cạnh đó, nhân viên còn thực hiện các công việc quản lý học viên như sau:

    • Thu học phí dựa theo hồ sơ học viên. 
    • Lưu giữ, quản lý hồ sơ học viên theo chương trình và lớp đào tạo. 
    • Nhập dữ liệu của học viên vào danh sách lớp học. 
    • Thêm thông tin học viên vào nhóm lớp để theo dõi và quản lý.
    • Chủ động tham gia dự giờ và theo dõi quá trình học tập của học viên.
    • Giải đáp các thắc mắc của học viên về chương trình đào tạo trong suốt khóa học.

    4. Công việc chăm sóc học viên

    Nhân viên còn đảm nhận các công việc chăm sóc khách hàng, cụ thể là học viên sau đây: 

    • Thăm hỏi thông tin của khách hàng về khả năng thích ứng với chương trình đào tạo. 
    • Nhắc nhở học viên về thời khóa biểu và lịch thi. 
    • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với học viên và phụ huynh, nhờ đó kết nối mạng lưới khách hàng tiềm năng 
    • Tư vấn các dịch vụ giáo dục đặc biệt. 

    5. Một số công việc khác của tư vấn giáo dục

    Nhân viên cũng phải thực hiện một số công việc liên quan đến soạn thảo văn bản và in ấn tài liệu như sau: 

    • Nhận thư điện tử hồ sơ học sinh. 
    • Liên hệ giữa giáo viên, giảng viên và phụ huynh khi cần thiết.
    • Tổ chức và sắp xếp các lớp học.
    • Kiểm tra và hỗ trợ kỳ thi tại cơ sở giáo dục.
    • Hỗ trợ tổ chức các sự kiện, hội thảo và chương trình đào tạo ngoại khóa chuyên ngành.
    • Tham dự cuộc họp và phổ biến các quy định nội bộ cho cơ sở giáo dục.
    • Báo cáo công việc cho cấp trên.

    Tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh yêu cầu có khó không?

    Nhu cầu tuyển dụng tại các trường, trung tâm và cơ sở giáo dục hiện nay ngày càng cao, tuy nhiên yêu cầu lại không quá khắt khe, cụ thể như sau:

    Về bằng cấp và kinh nghiệm

    • Tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học trở lên. 
    • Đã có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ khách hàng, ưu tiên kinh nghiệm về lĩnh vực giáo dục.
    • Nếu ứng tuyển tại các trung tâm ngoại ngữ, ứng viên cần có chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng. Chẳng hạn như khi ứng nhân viên tư vấn tuyển sinh tại trung tâm dạy tiếng Trung thì cần có chứng chỉ HSK,…

    Về kiến thức chuyên môn

    • Hiểu rõ các khóa học, chương trình đào tạo, lộ trình giảng dạy, học phí, các sự kiện đang diễn ra,.. 
    • Nắm rõ quy trình tư vấn tuyển sinh. 
    • Hiểu biết thủ tục và hồ sơ nhập học. 

    Về kỹ năng

    Kỹ năng giao tiếp: Tuyển dụng tư vấn giáo dục luôn cần những nhân viên biết cách lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu khách hàng và đưa ra phương pháp tư vấn phù hợp để nhận được sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng. 

    Kỹ năng thích ứng linh hoạt: Là một nhân viên tư vấn tuyển sinh, bạn phải sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ các đối tượng khách hàng khó tính và tình huống bất ngờ. Kỹ năng này giúp bạn giữ tâm thế bình tĩnh, phân tích vấn đề cẩn trọng và tìm ra phương án giải quyết phù hợp. 

    Kỹ năng thấu hiểu tâm lý: Nhân viên tư vấn tuyển sinh là người tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của khách hàng để đưa ra chiến lược chinh phục tâm lý khách hàng. 

    Kỹ năng quản lý thời gian: Xây dựng và phân bổ lịch trình làm việc khoa học giúp nhân viên tư vấn tuyển sinh phục vụ không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.

    Mức thu nhập nhân viên tư vấn tuyển sinh có cao không?

     

    Hiện nay, đi đôi với nhu cầu ngành kinh doanh dịch vụ giáo dục là nhu cầu tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh tại các trường phổ thông, đại học, cơ sở giáo dục, trung tâm dạy nghề,… ngày một tăng cao. Các bạn sinh viên mới ra trường vẫn có thể ứng tuyển vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh.  

    Mức lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng tùy vào kinh nghiệm làm việc, chính sách lương thưởng và quy mô công ty tuyển dụng tư vấn giáo dục. 

    Tham khảo các câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh

    Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên tư vấn tuyển sinh giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về kinh nghiệm và kỹ năng mềm của ứng viên. 

    • Bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn tuyển sinh trước đây không? Nếu có, hãy cho chúng tôi biết về những thành tựu bạn đã đạt được trong công việc này.
    • Làm thế nào để bạn xác định nhu cầu và mục tiêu của một học viên để đề xuất chương trình học phù hợp?
    • Làm thế nào để bạn cập nhật thông tin về các chương trình học và quy trình tuyển sinh mới nhất đến học viên?
    • Bạn tự đánh giá kỹ năng giao tiếp của mình như thế nào? Làm thế nào bạn có thể giải quyết xung đột hoặc thắc mắc của học viên và phụ huynh?
    • Bạn đã từng phải xử lý tình huống khó khăn với học sinh hoặc phụ huynh chưa? Hãy kể một trường hợp và cách bạn đã giải quyết.
    • Bạn có kỹ năng quản lý thời gian tốt không? Làm thế nào để bạn ứng phó với nhiều yêu cầu từ nhiều học sinh khác nhau?
    • Bạn có thể mô tả một kế hoạch tư vấn tuyển sinh cụ thể mà bạn đã thiết lập cho một học sinh hoặc nhóm học sinh không?

    Kết luận

    Đồng hành cùng nền giáo dục ngày càng phát triển là vai trò vô cùng quan trọng của các nhân viên tư vấn tuyển sinh. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc trong lĩnh vực giáo dục, hãy cân nhắc các vị trí tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh trên Goodjod Việt Nam nhé. Chúc các bạn thành công!