Cách giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng

Cách giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng

Ngày đăng: 26/10/2022 01:25 PM

    Để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn không phải chỉ cần trả lời các câu hỏi đặt ra. Mà bạn cần phải có phần giới thiệu bản thân thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Trong bài viết này mình sẽ chia sẽ cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thật hay và ấn tượng. Mời các bạn tham khảo nhé!

    Vì sao giới thiệu bản thân lại có tầm quan trọng trong cuộc phỏng vấn? 

    Nếu các bạn đã từng được mời phỏng vấn, chắc hẳn các bạn đã biết các nhà tuyển dụng luôn muốn bạn giới thiệu bản thân. Trước khi vào buổi phỏng vấn về các câu hỏi chuyên môn. Bởi điều này giúp họ có thể nắm bắt được thông tin sơ lược về bạn.

    Khi bạn bắt đầu giới thiệu cũng chính là lúc họ đánh giá về thái độ, cách ứng xử của bạn. Đây chính là cơ hội để nhà tuyển dụng thấy điểm mạnh cũng như sự khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Hãy để nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng. Sau đây là những nội dung cần có trong phần giới thiệu bản thân để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Các bạn hãy tham khảo và chuẩn bị cho mình tốt nội dung phỏng vấn nhé.

    cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

    1. Lời cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng

    Hãy dành lời cảm ơn chân thành đến các nhà tuyển dụng khi cho bạn cơ hội phỏng vấn. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy họ được tôn trọng và có đánh giá tích cực về bạn. Bạn sẽ tạo ra cho họ cảm giác thoải mái và ấn tượng vì bạn là một người lịch sự và chuyên nghiệp.

    2. Giới thiệu đầy đủ họ tên bản thân

    Hãy giới thiệu đầy đủ họ tên, tuổi, bí danh của bạn cho nhà tuyển dụng. Mặc dù CV của bạn đã nêu chi tiết họ tên và tuổi của bạn. Tuy nhiên, phần giới thiệu họ tên là cách giao tiếp cơ bản mà bạn cần phải giới thiệu khi giao tiếp trong phỏng vấn.

    3. Giới thiệu trình độ học vấn, chuyên môn

    Khi tuyển dụng bạn nên nhắc lại những trình độ về học vấn và chuyên môn bạn đã nêu trong CV. Điều này sẽ một lần nữa giúp nhà tuyển dụng lưu ý hơn về thông tin của bạn.

    Ngoài ra, đây còn là cơ hội mà bạn có thể khéo léo thể hiện hết điểm mạnh về trình độ chuyên môn của mình. Những điểm mà bạn chưa trình bày hết được trên CV.

    4. Giới thiệu rõ ràng về kinh nghiệm làm việc

    Có thể nói kinh nghiệm làm việc là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm. Chính vì thế mà bạn nên chọn những kinh nghiệm, công việc bạn đã làm đáp ứng được vị trí công việc.

    Lưu ý tránh thao thao bất tuyệt trình bày tất cả các công việc bạn đã từng làm. Bởi nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm bạn đã làm gì trước đó. Họ chỉ cần bạn có những kinh nghiệm đáp ứng được vị trí mà họ muốn tuyển.

    Nếu là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Đừng lo lắng hãy bình tĩnh và trình bày thật rõ ràng. Hãy tự tin kể về những công việc bạn đã làm thời sinh viên. Từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học mà có thể áp dụng cho vị trí bạn ứng tuyển. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn là người chịu học hỏi và lắng nghe.

    5. Sơ lược về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

    Hãy nêu sơ lược về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có thực sự phù hợp với công việc này hay không.

    Chính vì thế mà bạn nên nắm rõ điểm mạnh - điểm yếu của bản thân mình. Trình bày một cách ngắn gọn, cụ thể để nhà tuyển dụng hiểu được tiềm năng và hạn chế của bạn. Để nhà tuyển dụng cân nhắc mức độ phù hợp của bạn với công việc và văn hoá công ty.

    Phỏng vấn ứng viên có kinh nghiệm | Talent community

    6. Nêu mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

    Bạn nên xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai là gì. Hãy nêu rõ định hướng của bạn với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá về tầm nhìn và sự chuyên nghiệp của bạn. Khi bạn luôn có những kế hoạch rõ ràng cho tương lai của mình.

    Và đây cũng là phần nhà tuyển dụng có thể đánh giá được bạn muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không. Hay đây chỉ là nơi bạn muốn trau dồi kinh nghiệm. Chính vì thế hãy trình bày sơ lược về mục tiêu của bản thân nhé.

    7. Nguyện vọng với vị trí làm việc

    Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn ứng viên của mình gắn bó lâu dài với công ty. Chính vì thế bạn cần thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy những nguyện vọng với vị trí làm việc. Cũng như mong muốn được tuyển dụng và làm việc tại công ty lâu dài.

    8. Lời cảm ơn sau khi hoàn thành bài giới thiệu

    Để phần kết thúc không trở nên đơn điệu. Khi đã hoàn thành bài giới thiệu bản thân của mình bạn đừng quên gửi lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã lắng nghe. Hãy thể hiện bản thân và một người chuyên nghiệp và lịch sự.

    Khi đã chuẩn bị và sắp xếp nội dung của mình. Thì sau đây là cách để bạn giới thiệu bản thân một cách ấn tượng.

    • Chuẩn bị thật kỹ trước phần giới thiệu bản thân của mình. Tập luyện từ trước để tránh mắc lỗi khi nói
    • Giữ bình tĩnh, thái độ tự tin cùng ánh mắt luôn nhìn thẳng về phía nhà tuyển dụng
    • Tránh việc liếc mắt nhiều nơi khác.
    • Nên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể thay về vì ngồi im. Điều này sẽ giúp cho phần trình bày của bạn thêm phần sinh động và không đơn điệu.
    • Bài giới thiệu bản thân cần ngắn gọn, nêu lên được ý chính. Và những điểm nổi bật bạn muốn nhắc đến
    • Sử dụng từ ngữ đơn giản và sắp xếp câu chữ mạch lạc để tránh việc câu văn bị lủng củng gây khó hiểu
    • Trung thực và khiêm tốn khi giới thiệu về bản thân. Để nhà tuyển dụng thấy được tác phong chuyên nghiệp trong phần giới thiệu của bạn.
    • Luôn mỉm cười và trình bày chậm rãi, rõ ràng, thể hiện được sự thân thiện và chân thành khi nói

    cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn 1

    Những điều cần tránh khi giới thiệu bản thân

    • Tìm hiểu các thông tin về nhà tuyển dụng
    • Chuẩn bị tinh thần tốt cho buổi phỏng vấn
    • Không nên nói chưa có bất kỳ kinh nghiệm làm việc gì
    • Tuyệt đối tránh việc giới thiệu quá khoa trương, phóng đại
    • Không quên lời cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng

    Cre: Internet