1. Nhu cầu thị trường về nhân sự SEO
Sự phát triển của internet làm thay đổi cách thức mọi người mua sắm từ trực tiếp sang online. Điều này tạo nên tiền đề phát triển cho marketing online, trong đó SEO chính là một trong những công cụ đắc lực. Thông qua SEO doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín thương hiệu và thu về nguồn khách hàng tiềm năng bền vững.
Nhận thức được vai trò quan trọng của SEO, hiện nay các doanh nghiệp đều rất quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này. Nếu lướt qua thị trường tuyển dụng bạn có thể thấy lượng tin đăng tuyển SEO rất lớn. Điều này cho thấy đây là một cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho các bạn trẻ.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tuyển SEO không yêu cầu kinh nghiệm nên có thể thấy nhân sự trong lĩnh vực này đang có sự thiếu hụt lớn. Mà như vậy lại là cơ hội tốt để ứng viên tìm cho mình một việc làm SEO.
Nhu cầu tuyển dụng lớn, nhân sự thiếu, mức lương tốt, khả năng phát triển cao là những điểm đặc trưng có thể thấy rõ trong lĩnh vực SEO tại nước ta hiện nay. Vì vậy nếu yêu thích marketing online và thích làm những công việc đầy thách thức với nhiều cơ hội phát triển thì SEO là nghề rất phù hợp với bạn. Hãy tự tin học về SEO, bạn chắc chắn sẽ tìm được việc làm.
2. Các vị trí trong lĩnh vực SEO
Không chỉ có nhu cầu tuyển dụng lớn mà lĩnh vực SEO còn có nhiều vị trí công việc khác nhau, từ cấp nhân viên cho tới quản lý. Sau đây là các vị trí việc làm lĩnh vực SEO bạn nên biết:
2.1- SEO Intern
SEO Intern là vị trí thực tập sinh phụ trách các công việc liên quan đến SEO. Các thực tập sinh này sẽ hỗ trợ nhân viên SEO và bộ phận marketing thực hiện các công việc liên quan đến tối ưu hóa content, truyền thông trên nền tảng mạng xã hội,…
Về cơ bản, công việc của thực tập sinh sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp bạn làm việc. Nguyên tắc làm SEO là như nhau nhưng mỗi nơi sẽ có cách làm khác nhau dẫn đến công việc cụ thể sẽ khác nhau.
Thông thường doanh nghiệp yêu cầu SEO intern phải làm việc tối thiểu từ 2 tháng trở lên, cũng có doanh nghiệp yêu cầu làm việc trong 6 tháng. Khi làm SEO intern bạn sẽ có cơ hội học tập và phát triển kiến thức chuyên môn về SEO, kỹ năng tiếp thị trực tuyến, kỹ năng sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo,…
2.2- Chuyên viên SEO
Chuyên viên SEO là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động SEO của doanh nghiệp như là: xây dựng chiến lược content, chiến lược từ khóa, tiến hành link building để nâng cao thứ hạng website trên trang tìm kiếm chính, phân tích từ khóa, tối ưu hóa website, phân tích hiệu quả của website,… Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm về các chiến dịch SEM trên Google để tối ưu ROI cho doanh nghiệp.
Các Chuyên viên SEO phải hiểu rõ các thuật toán của Google và luôn cập nhật các thuật toán mới. Họ cũng phải chú ý đến các thủ thuật marketing bền vững để kỹ thuật SEO không làm hạn chế khả năng chuyển đổi lượng truy cập thành khách hàng.
Thông thường, nhiều chuyên viên SEO sẽ làm chung một dự án và mỗi người sẽ đảm nhận một vai trò, nhiệm vụ riêng.
2.3- SEO Leader
SEO Leader là vị trí chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ SEO của doanh nghiệp. Họ sẽ phải đánh giá tổng thể chiến lược SEO, sau đó phối hợp với nhóm digital marketing để chạy chiến dịch nhằm đạt được các mục tiêu về tối ưu website, content, truyền thông mạng xã hội và các vấn đề khác.
Trước khi trở thành SEO Leader bạn sẽ phải trải qua vị trí SEO. Bạn sẽ phải làm những công việc mà SEOer phải làm. Sau 1-2 năm, khi đã có kinh nghiệm SEO thuần thục, có thành công và cả thất bại, bạn mới có thể trở thành SEO Leader. Nói cho dễ hiểu SEO Leader chính là những SEOer dày dạn kinh nghiệm thực chiến và có kỹ năng quản lý, lãnh đạo đội nhóm.
2.4- SEO Manager
SEO Manager là người chịu trách nhiệm đánh giá hoạt động SEO trên phương diện tổng thể, lập kế hoạch SEO và quản lý nhân sự bộ phận SEO. Họ cũng là người sẽ làm việc cùng lãnh đạo các bộ phận khác, các team khác để tìm ra phương án thực hiện chiến lược SEO hiệu quả nhất và đảm bảo các dự án SEO diễn ra thuận lợi.
SEO Manager là người lãnh đạo tài ba của các dự án SEO. Vai trò của họ là phải đảm bảo toàn bộ các phương diện của chiến dịch hài hòa với nhau. Nếu không đạt được các mục tiêu đã đặt ra, họ chính là người chịu trách nhiệm.
3. Mức lương của các vị trí SEO
Nhìn chung mức lương khi làm việc trong lĩnh vực SEO khá tốt và ổn định. Mức lương cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc mà bạn đảm nhận và kết quả công việc của bạn.
Sau đây là mức lương các vị trí SEO để bạn đọc tham khảo:
+ SEO intern: lương từ 1 – 3 triệu/tháng, cũng có công ty trả lương tới 4 triệu/tháng.
+ Chuyên viên SEO: lương từ 7 – 10 triệu/tháng.
+ SEO Leader: có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm, sẽ nhận mức lương từ 10 – 20 triệu/tháng.
+ SEO Manager: từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương thường trên 20 triệu/tháng.
4. Kênh tìm việc trong lĩnh vực SEO hiệu quả
Để có thể nhanh chóng tìm được việc làm SEO phù hợp, bạn cần chọn đúng kênh tìm việc. Hiện tại có rất nhiều kênh để bạn tìm việc làm SEO. Trong số đó bạn không nên bỏ qua các kênh tìm việc làm SEO hiệu quả sau:
4.1- Trang tuyển dụng uy tín
Sự phát triển của internet đã tạo ra một kênh tìm việc làm SEO uy tín dành cho bạn, đó là các trang tuyển dụng trực tuyến. Có hai cách giúp bạn tìm việc qua các trang này.
+ Thứ nhất, tạo CV trên trang tuyển dụng, cập nhật thông tin đầy đủ và nhà tuyển dụng sẽ tìm đến bạn khi họ cần tuyển thêm người.
+ Thứ hai, đăng ký nhận bản tin tuyển dụng của các trang phù hợp và lựa chọn vị trí muốn ứng tuyển.
Hiện có rất nhiều trang tuyển dụng lớn nhỏ đang hoạt động. Trong số đó có nhiều trang tuyển dụng rất uy tín với kinh nghiệm lâu năm trong ngành tuyển dụng như: HRchannels, VietnamWorks, Goodjobvn, Indeed, TopCV, Timviecnhanh,… Các trang web này có thể mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm SEO hấp dẫn thuộc mọi cấp bậc. Bạn chỉ việc truy cập vào trang web và trải nghiệm các tiện ích trên các trang này.
4.2- Mạng xã hội
Bên cạnh các trang tuyển dụng trực tuyến, bạn cũng có thể tìm việc làm qua mạng xã hội. Hãy theo dõi tài khoản mạng xã hội Linkedin, Facebook, Zalo của các công ty tuyển dụng, doanh nghiệp lớn hoặc trang cá nhân của những người làm HR và các group nhân sự để cập nhật những việc làm mới nhất.
Sự phát triển của mạng xã hội mang đến cơ hội kết nối rộng khắp cho các ứng viên. Việc đăng tin tuyển dụng qua mạng xã hội cũng được nhiều doanh nghiệp khai thác. Điển hình như Facebook, bạn chỉ cần search “việc làm SEO” thì sẽ có rất nhiều kết quả trả về. Việc kế tiếp bạn cần làm là chọn vị trí công việc phù hợp với mình và ứng tuyển.
4.3- Tìm việc làm qua các diễn đàn
Hiện nay có rất nhiều cộng đồng SEO lớn mạnh tại Việt Nam đang hoạt động, như là idichvuseo, seomxh, thegioiseo,… Rất nhiều doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng SEO trên các diễn đàn này. Vì vậy bạn nên tham gia vào các diễn đàn nghề nghiệp SEO này để kết nối với nhà tuyển dụng và những người làm cùng ngành.
Hơn nữa, tham gia diễn đàn bạn còn học được thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về SEO và được cập nhật những xu hướng về SEO mới nhất. Nếu gặp các vấn đề khó khăn khi làm SEO, bạn có thể tạo topic trên diễn đàn để cùng trao đổi với mọi người.
4.4- Các kênh tìm việc làm SEO khác
Ngoài những kênh tìm việc làm kể trên bạn còn có thể tìm được việc làm SEO qua các kênh khác như: qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân, đồng nghiệp cũ; tham gia các sự kiện việc làm; kết nối với những người làm HR, Headhunter; tìm việc qua trung tâm giới thiệu việc làm và gửi CV đến những công ty bạn quan tâm.
Một kênh tìm việc khác có thể giúp bạn tìm việc là viết blog nghề nghiệp. Hãy viết những bài viết đơn giản về công việc hiện tại của bạn và những điều mới mẻ bạn học được từ công việc. Có thể nói blog nghề nghiệp là bộ CV online hữu ích để bạn thể hiện năng lực của mình và thu hút nhà tuyển dụng tìm đến bạn.
Hy vọng bài viết này đã mang đến cái nhìn tổng quan về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực SEO cho bạn đọc. Với xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế và digital marketing, SEO chắc chắn sẽ là sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho các bạn trẻ trong nhiều năm tới đây.
>> Xem thêm nhiều cơ hội việc làm cho ngành SEO tại đây