Chắc hẳn bạn đọc đã nghe nhiều về HR cũng như nhận thức rõ vai trò và vị thế hiện tại của vị trí này trong doanh nghiệp. Thế nhưng vẫn tồn tại băn khoăn liệu sinh viên mới ra trường có nên theo ngành HR hay không. Goodjobvn cùng bạn đọc tìm đáp án cho vấn đề trên. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
HR là gì?
HR là viết tắt của cụm từ Human Resources, theo nghĩa tiếng Việt được hiểu là quản trị nhân sự. trong doanh nghiệp HR là vị trí phụ trách tất cả các công việc có liên quan nhân sự, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, quản lý và phát triển nguồn nhân lực cũng như đảm bảo các quyền lợi, chế độ cho nhân viên.
HR là gì?
Vai trò của HR?
Để duy trì và phát triển, doanh nghiệp cần có nguồn lực cơ sở vật chất và con người. Trong đó con người sẽ sử dụng và khai thác các nguồn lực cơ sở vật chất để tạo ra doanh thu và đưa doanh nghiệp phát triển. Có thể nói thiếu nhân sự doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động hiệu quả.
Để kiểm soát và khai thác nguồn nhân lực, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ chuyên môn của bộ phận HR. Nhờ có HR mà doanh nghiệp tuyển dụng được những nhân sự chất lượng và giữ chân được những nhân tài này. Không những vậy, HR còn giúp doanh nghiệp đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng cho nhân viên. Từ đó góp phần nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh.
Bộ phận HR sẽ đảm bảo công tác tuyển dụng, đánh giá và chi trả lương thưởng cho nhân viên diễn ra công bằng. Đồng thời HR cũng giúp xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và đặc biệt tôn trọng nhân viên. Khi những yếu tố này được đáp ứng, nhân viên sẽ yên tâm làm việc và sẵn sàng cống hiến sức lực cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó họ cũng có xu hướng muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Điều này thực có ý nghĩa rất lớn vì vấn nạn chảy máu chất xám và giữ chân nhân tài luôn là bài toán đau đầu của nhiều doanh nghiệp.
Với chuyên môn và nỗ lực của HR trong việc quản trị nhân sự, doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn lực quý giá là con người được đào tạo và phát triển không ngừng trong quá trình làm việc. Đồng thời, HR cũng đảm bảo nguồn nhân lực đó luôn tuân thủ đúng các nội quy công việc và có thái độ hòa đồng, tích cực cũng như sẵn sàng hợp tác với các nhân viên khác trong công việc.
Mặc dù ngày nay việc quản trị nhân sự nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ các công nghệ hiện đại. Thế nhưng, có những điều mà công nghệ hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế vai trò của HR, đó là việc tổng hợp, đánh giá và đưa ra chiến lược quản trị nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp.
Trong thực tế, vai trò của HR ngày càng rộng lớn hơn. Hiện tại họ không chỉ xoay quay các vấn đề về quản trị nhân sự đơn thuần mà còn phải tập trung vào việc xây dựng các chiến lược với mục tiêu rõ ràng nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt phải đảm bảo hiệu quả các chiến lược nhân sự có thể đo lường được.
Có thể thấy HR có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân viên trong một công ty cũng như sự phát triển của chính công ty đó. Đồng thời một HR thành công sẽ giữ vai trò của người xử lý các vấn đề về nhân sự chứ không phải người đưa ra lời khuyên cho các vấn đề nhân sự.
Vai trò của HR?
Khó khăn của ngành HR?
Khi làm HR bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau, được mở mang kiến thức rộng hơn và được học cũng như thực hành rất nhiều kỹ năng mềm. Hơn nữa HR còn là một nghề mà bạn không phải lo sẽ buồn chán. Bởi vì làm nghề này bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống khác nhau. Chính sự đa dạng này sẽ giúp bạn luôn cảm thấy mới mẻ và hấp dẫn, cho dù bạn đã làm việc nhiều năm trong nghề.
Bên cạnh những lợi ích thì nghề HR cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách. Trước tiên khi làm HR bạn sẽ phải khéo léo để có thể cân bằng lợi ích của chủ doanh nghiệp và nhân viên. Đây là công việc mà mỗi ngày các HR đều phải thực hiện. Muốn làm tốt việc này bạn phải thật khéo léo và có tính kiên nhẫn cao. Từ đó bạn mới tìm được phương án giải quyết vấn đề hiệu quả.
Làm HR bạn sẽ thường xuyên phải nghe những phàn nàn của nhân viên về chính sách, phúc lợi. Hơn nữa còn phải liên tục đối mặt với những vấn đề như năng suất lao động giảm, nhân viên nghỉ việc nhiều,… Những thách thức này khiến HR phải liên tục tìm kiếm để tuyển dụng được ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.
Khuynh hướng chung của chủ doanh nghiệp là muốn đào tạo được nhân sự chất lượng trong thời gian ngắn để tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Thế nhưng để đào tạo được những nhân sự tài năng cần rất nhiều thời gian và phải có chiến lược cụ thể. Bạn không thể ngay lập tức có được kết quả đào tạo trong một sớm một chiều.
Nên chọn làm HR cho Headhunter hay Client?
Nên chọn làm HR cho Headhunter hay Client?
Các bạn sinh viên mới ra trường thường băn khoăn không biết có nên theo ngành HR hay không? Nên chọn làm HR cho Headhunter hay Client? Thế thì chúng ta hãy cùng phân tích một chút để tìm đáp án cho những câu hỏi này nhé!
Trước tiên HR cho Headhunter được biết đến với chức danh Recruiter. Nhiệm vụ của vị trí này là tìm kiếm ứng viên theo yêu cầu của doanh nghiệp khách hàng. Các Recruiter tìm ứng viên đồng thời cho rất nhiều công ty khác nhau. Thu nhập của họ sẽ bao gồm lương cứng và hoa hồng.
HR tại Client được biết đến với tên gọi HR specialist. Khác với Recruiter, HR specialist chỉ tìm ứng viên cho công ty họ làm việc. Công việc của HR specialist cũng không chỉ là tuyển dụng nhân sự cho công ty mà họ còn thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên. Hàng tháng họ sẽ được trả một khoản lương cố định theo như thỏa thuận.
Về cơ bản HR tại Headhunter hay Client đều chịu trách nhiệm tìm kiếm ứng viên cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do tính chất và mục tiêu công việc của HR tại mỗi môi trường làm việc khác nhau nên làm HR tại Headhunter hay Client đều có những ưu nhược điểm riêng. Bởi vậy nếu bạn là sinh viên mới ra trường hãy cân nhắc kỹ lưỡng để có quyết định phù hợp nhất.
+ Ưu nhược điểm của Recruiter (HR tại Headhunter)
- Ưu điểm: làm Recruiter tại Headhunter bạn sẽ nhận được mức thu nhập cao hơn vì ngoài lương cứng bạn còn nhận được hoa hồng từ các giao dịch thành công.
- Nhược điểm: khi làm HR tại Headhunter bạn không chỉ là một người làm nhân sự đơn thuần mà bạn còn là một sales. Bởi vậy cũng như sales, Recruiter phải chịu áp lực lớn về doanh số. Bạn phải bán mình cho khách hàng và cho cả ứng viên để chốt được giao dịch. Hơn nữa còn phải liên tục tìm kiếm khách hàng mới. Nên áp lực công việc rất lớn.
+ Ưu nhược điểm của HR specialist (HR tại Client)
- Ưu điểm: HR specialist chỉ chịu trách nhiệm tìm kiếm ứng viên cho công ty họ làm việc và nhận lương cố định cuối tháng nên công việc không áp lực như Recruiter.
- Nhược điểm: nếu làm Recruiter bạn chỉ cần tập trung phát triển chuyên môn trong một ngành nhất định thì làm HR specialist bạn cần mở rộng chuyên môn trong nhiều ngành khác nhau. Bởi vì HR specialist phải tuyển dụng nhân sự cho các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Mà nhân sự thuộc các bộ phận khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau về lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy HR specialist không thể chỉ tập trung vào một ngành nào mà phải có kiến thức cơ bản về đa dạng ngành nghề, lĩnh vực.
“Sinh viên mới ra trường có nên theo ngành HR?”
Lời khuyên dành cho các bạn là hãy phân biệt rõ hai vị trí này. Các bạn cần nhận thức rõ lý do mình lựa chọn và theo đuổi ngành HR. Bởi có không ít bạn lầm tưởng HR là công việc dành cho người trầm tính và thích ổn định. Thực tế nghề HR không như vậy đâu bạn. Đây là nghề đòi hỏi bạn phải không ngừng kết nối và mở rộng mối quan hệ. Hơn nữa nghề này cũng chứa đựng nhiều thách thức khiến những bạn quá “hiền” hay yêu thích sự ổn định phải bỏ cuộc.
Hiện tại, các bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho riêng mình. Vì vậy hãy cố hiểu rõ bản thân mình muốn gì, thích gì và hãy tin vào chính mình để tự tạo động lực cho bản thân trên con đường phát triển sự nghiệp. Có như vậy các bạn mới không dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn và áp lực công việc.
Trên đây là những gì Goodjobvn muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng qua bài viết các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi “Sinh viên mới ra trường có nên theo ngành HR?”. Đồng thời các bạn cũng hiểu rõ hơn về nghề HR và một số thông tin thú vị về nghề này. Chúc các bạn có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và thành công trong sự nghiệp!