Sinh viên mới ra trường đi làm cần nắm điều gì trong luật lao động?

Sinh viên mới ra trường đi làm cần nắm điều gì trong luật lao động?

Ngày đăng: 15/11/2022 08:19 AM

    Quá trình làm việc của chúng ta đều bắt đầu bằng việc đi phỏng vấn, đậu phỏng vấn và bắt đầu thử việc, đi làm và nghỉ làm. Chúng ta sẽ đi theo từng giai đoạn ấy thì người lao động có những quyền lợi gì nên biết nhé!

    1. Quá trình thử việc

    Thời gian thử việc quy định của Luật lao động đối với người từ trình độ Cao đẳng trở lên 60 ngày, Trung cấp 30 ngày và 6 ngày với các trình độ thấp hơn. Người lao động thử việc với mức lương lớn hơn hoặc bằng 85% mức lương chính thức.  Kết quả thử việc được thông báo cho người lao động trước 3 ngày khi hết thử việc. 

    Sau khi hết thời hạn thử việc thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ chấm dứt hợp đồng nếu không đạt hoặc ký kế hợp đồng lao động nếu đạt. 

    2. Ký kết hợp đồng lao động

    ky hop dong lao dong

    Hiện nay có nhiều bạn đăng lên diễn đàn mạng xã hội để hỏi việc người sử dụng lao động giữa các loại giấy tờ, văn bằng chứng chỉ hoặc bị bắt nộp tiền thì có đúng hay không? Hoàn toàn sai đối với trường hợp yêu cầu giữ giấy tờ cá nhân và nộp tiền bạn nên báo cáo lại cho cơ quan chức năng để giải quyết ngay vì đó có thể là doanh nghiệp chuyên lừa đảo. 

    Về phần giấy tờ cá nhân, có một số bạn một thời gian mới phát hiện mình bỗng đứng tên một doanh nghiệp nào đó mà bản thân mình còn không biết thì rất dễ bị đi tù vì bạn đang đứng tên công ty lừa đảo, doanh nghiệp đen. Vì vậy về vấn đề giấy tờ và tiền bạc thì hết sức lưu ý để không bị lừa. Mức lương chính thức phải lớn hơn hoặc bằng mức lương cơ bản vùng. Nếu người sử dụng lao động trả lương chậm quá 1 tháng thì phải trả thêm tiền với mức lớn hơn hoặc bằng lãi suất huy động.

    Lương làm thêm giờ được trả như sau:

    • Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
    • Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
    • Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.

    3. Thời gian làm việc

    thoi gian lam viec

    Thời gian làm việc chuẩn là ngày là 8 giờ và tuần làm 48 giờ. Nếu làm thêm giờ thì phải có sự đồng ý của người lao động, chỉ được làm thêm tối đa 50% tổng số giờ làm việc bình thường và người lao động phải được nghỉ bù nếu làm nhiều ngày liên tục.

    Người lao động được nghỉ từ 30 phút trở lên trong 1 ngày và từ 1 ngày trở lên trong 1 tuần, từ 12 ngày trở lên trong một năm.

    Riêng đối với lao động nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi được nghỉ 60 phút/ngày và nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh.

    4. Ngày nghỉ

    4.1. Người lao động được nghỉ 

    • Lễ, tết 10 ngày
    • Việc riêng: kết hôn (3 ngày), con kết hôn (1 ngày), người thân mất (3 ngày)
    • Nghỉ phép hàng năm bằng hoặc trên 12 ngày

    4.2. Được nghỉ việc mà không cần báo trước

    Cho phép người lao động trong một số trường hợp được nghỉ việc mà không cần báo trước. Cụ thể đó là khi:

    - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

    - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

    - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bị cưỡng bức lao động;

    - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc,...

    Vậy nên những trường hợp này bạn có thể mạnh dạn nghỉ mà không cần báo trước.

    5. Chấm dứt hợp đồng lao động

    cham dut hop dong lao dong

    5.1. Nếu muốn chấm dứt hợp đồng

    Người lao động phải báo trước:

    Trên 30 ngày nếu hợp đồng có thời hạn

    Trên 45 ngày nếu hợp đồng không thời hạn

    Trên 3 ngày trong các trường hợp đặc biệt

    Và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thực hiện trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trả lại sổ BHXH và các giấy tờ khác cho người lao động.

    5.2. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do

    luat lao dong viet nam

    Thay vì phải có lý do và tuân thủ nghiêm ngặt việc thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng thì tới đây, người lao động đã có thể nghỉ việc dễ dàng hơn.

    Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có được cơ hội việc làm tốt hơn, phù hợp với bản thân cũng như giúp doanh nghiệp có thời gian bố trí, sắp xếp nhân sự thay thế.

    Trên đây là các điều đáng chú ý của Luật lao động đối với sinh viên khi đi làm cần nắm. Đừng đợi khi có vấn đề thì bạn mới mở Luật mà bạn nên đọc để biết trước khi đi làm. Đó cũng là một sự chuẩn bị tốt cho hành trang bước vào đời.

    Cre: blog.japan-itworks.vn