1. Các kỹ năng và kinh nghiệm mà công ty đang tìm kiếm
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên biết những gì công ty tìm kiếm ở một ứng viên đủ điều kiện. Điều này cho phép bạn định vị được mình có phải là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí này hay không. Do đó, bạn hãy đọc kỹ bảng mô tả công việc. Bạn cũng có thể tìm hiểu thông tin trên các website, fanpage của nhà tuyển dụng để hình dung về loại nhân viên mà họ mong muốn. Ngoài ra, hãy liên hệ với các nhân viên hiện tại làm việc ở đó và hỏi họ về điều gì khiến công ty đánh giá cao nhân viên tại nơi làm việc.
2. Các lãnh đạo của tổ chức
Những nhân vật chủ chốt trong một tổ chức là những người nắm giữ các vị trí quan trọng trong công ty. Những cá nhân này có thể là quản lý, giám đốc bộ phận và đặc biệt là CEO/chủ tịch của công ty. Bạn có thể tìm ra ai là người đứng đầu của tổ chức bằng cách đọc trang Giới thiệu về công ty trên website. Đây cũng là một ý tưởng tốt để kiểm tra những nhân viên ở đó nói gì về công ty.
3. Tin tức và sự kiện gần đây về công ty
Khi bạn đi phỏng vấn xin việc, tốt nhất bạn nên tìm hiểu về các tin tức và cập nhật mới nhất của công ty. Đó có thể là một sản phẩm mới vừa ra mắt, hoặc công ty tổ chức một sự kiện nào đó,… Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thưc sự quan tâm tới công việc này và khả năng nắm bắt thông tin của bạn khá nhanh nhạy. Việc tìm kiếm thông tin này cũng vô cùng dễ dàng trong thời đại công nghệ như hiện nay vì hầu hết các công ty có một trang trên trang web của họ dành riêng cho thông cáo báo chí và sự kiện. Đây là một nguồn tuyệt vời để bạn tìm hiểu thông tin liên quan đến tin tức và cập nhật mới nhất của công ty.
4. Văn hóa, sứ mệnh và giá trị của công ty
Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 43% các chuyên gia nhân sự tin rằng sự phù hợp về văn hóa là yếu tố quan trọng để người tìm việc có thể gắn bó với công ty. Đó cũng là lý do để nhà tuyển dụng quyết định có lựa chọn ứng viên hay không. Do đó, bạn hãy chú ý đến những gì được viết trên trang web của họ liên quan đến các giá trị và sứ mệnh của công ty. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về văn hóa công ty bằng cách theo dõi tổ chức trên các mạng truyền thông xã hội của doanh nghiệp
5. Khách hàng, sản phẩm và dịch vụ
Là một nhân viên tiềm năng, bạn cần có ý tưởng về loại công việc bạn sẽ làm sau khi được thuê. Nếu nắm rõ thông tin về khách hàng của công ty, các loại sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, bạn cũng sẽ chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn.
Bạn có thể tìm hiểu những thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của công ty trên trang web của tổ chức đó. Bạn cũng có thể đọc qua blog của công ty, nghiên cứu các bài báo để biết rõ hơn về đặc điểm nổi bật sản phẩm của công ty và các thành tích nổi bật mà công ty đã đạt được.
6. Người phỏng vấn bạn
Cuối cùng, bạn nên tìm ra người phỏng vấn sẽ là ai, đó là nhân viên bộ phận nhân sự hay cấp trên trực tiếp làm việc với bạn sau này. Điều này sẽ mang lại cho bạn một lợi thế trong cuộc phỏng vấn vì bạn sẽ có cơ hội kết nối với họ tốt hơn và khơi dậy một cuộc trò chuyện có ý nghĩa.
Bạn có thể gặp một chút khó khăn khi cố gắng tìm ra người phỏng vấn là ai, nhưng bạn sẽ có thể xác định được tên của người đó bằng một cuộc điều tra nhỏ. Trước tiên, hãy thử tìm tên của họ từ email bạn nhận được liên quan đến cuộc phỏng vấn. Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ thông tin, trả lời email một cách lịch sự yêu cầu tên của người sẽ phỏng vấn bạn.
Để vượt qua một cuộc phỏng vấn thành công, ngoài kỹ năng chuyên môn bạn cần chuẩn bị nhiều hơn nữa những vấn đề có liên quan. Hy vọng với 6 điều đã được chia sẻ ở trên bạn sẽ tạo được tâm lý tự tin nhất khi tham gia phỏng vấn nhé.