8 cụm từ sai lầm không nên dùng khi phỏng vấn xin việc, thay vào đó bạn nên nói gì?

8 cụm từ sai lầm không nên dùng khi phỏng vấn xin việc, thay vào đó bạn nên nói gì?

Ngày đăng: 25/08/2022 04:12 PM

    Theo các chuyên gia, có một số câu nói 'ngớ ngẩn' cản trở việc bạn xin được việc làm. Để tránh sai lầm khi phỏng vấn xin việc, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây.

    "Xin lỗi tôi tới trễ"

    Để tránh gây ấn tượng xấu khi phỏng vấn xin việc, đừng nên tới trễ.

    Để tránh gây ấn tượng xấu khi phỏng vấn xin việc, đừng nên tới trễ.

    Một lời xin lỗi chóng vánh, ngay trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra là một việc không nên làm và tốt hơn hết bạn không nên đến trễ. Việc đến trễ trong một cuộc hẹn không chỉ gây ấn tượng xấu cho người phỏng vấn, mà còn cho thấy bạn không quan tâm đến thời gian của họ.

    Thay vào đó bạn nên đến đúng giờ.

    "Tôi có bằng cấp về ..."

    Tốt nhất đừng nên phô trương các chứng chỉ học tập của bản thân trong cuộc phỏng vấn, trừ khi người phỏng vấn yêu cầu. Hãy nhớ rằng bằng cấp và chứng chỉ đã được liệt kê trong sơ yếu lý lịch của bạn, vì vậy người phỏng vấn đã biết bạn đã học ở đâu và thành tích ra sao.

    Thay vào đó, bạn có thể nói:

    Mặc dù tôi đã gặt hái được những thành tích ở trường, nhưng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Tôi mong muốn được chia sẻ và học hỏi tại quý công ty.

    "Mức lương là bao nhiêu?"

    Lương thưởng đóng một vai trò lớn góp phần tao nên động lực của một người với công việc của họ. Tuy nhiên, nên tránh đề cập đến mức lương và phúc lợi trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Cuộc phỏng vấn đầu tiên là để bạn cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy bạn là ai, và bạn có khả năng mang lại những gì cho công ty chứ không phải những gì bạn có thể nhận được từ họ.

    Bạn có thể nêu nhu cầu về mức lương nếu người phỏng vấn đề cập, khi công ty liên hệ lại hoặc trong cuộc phỏng vấn thứ hai.

    "Tôi chưa bao giờ làm việc này"

     

    Trung thực và thẳng thắn quá không tốt. Nếu bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, nên nêu bật điểm mạnh, kỹ năng thay vì nói không có kinh nghiệm.

    Bạn có thể nói:

    Dù kinh nghiệm của tôi hạn chế, nhưng tôi đã tham gia khóa học ngắn hạn và hỗ trợ quản lý...

    Trong những năm đại học, tôi đã hoạt động trong tổ chức A, tổ chức này giúp tôi có một số kinh nghiệm về...

    "Tôi dự định trở thành một doanh nhân"

    Một trong những câu hỏi có thể gặp phải trong cuộc phỏng vấn xin việc là: Bạn sẽ là ai trong vòng 3 đến 5 năm nữa? Nếu có tư duy kinh doanh, đừng vội trả lời rằng bạn muốn trở thành một doanh nhân. Loại câu trả lời này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng: Tại sao phải thuê nếu bạn dự định sẽ rời đi?

    Nếu người phỏng vấn hỏi bạn về kế hoạch cho tương lai, bạn có thể giữ câu trả lời chung chung, nhưng nhấn mạnh sự gắn bó lâu dài với công ty.

    "Sếp cũ của tôi là ..."

    Nếu đây không phải là lần đầu bạn đi phỏng vấn, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu liên quan tới đồng nghiệp, sếp cũ hay chỗ làm cũ. Đừng cố mang những kỷ niệm không hay đến buổi phỏng vấn để cho bõ tức hay nói xấu sếp cũ, đồng nghiệp cũ. Chỉ nên tập trung vào việc trưng ra cho nhà tuyển dụng thấy ưu điểm của bạn và khả năng sẵn sàng đối đầu với áp lực hay khó khăn.

    Bạn có thể nói rằng mình không nhìn thấy triển vọng thăng tiến sự nghiệp ở chỗ làm cũ.

    "Anh/Chị có thể cho tôi biết thêm về công ty?"

    Đặt một câu hỏi về công ty có vẻ như thể hiện sự quan tâm, nhưng cách này thường gây bất lợi cho bạn. Là một ứng viên cho một công ty nào đó, bạn có trách nhiệm tự nghiên cứu về doanh nghiệp đó. Hãy tự tìm hiểu và nghiên cứu về công ty, bạn sẽ cho người phỏng vấn thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc.

    Thay vào đó, bạn có thể nói: Hỏi về các dự án cụ thể, hoặc công việc cụ thể của bộ phận (mà bạn đang ứng tuyển).

    Kế hoạch tăng trưởng của công ty trong 3 năm tới là gì?

    Văn hóa công ty như thế nào?

    Đặt những câu hỏi cụ thể hơn về những vấn đề mà bạn không thể tìm thấy câu trả lời trên trang web của công ty.

    "Ừm ..."

    Không nên kéo dài thời gian khi phỏng vấn xin việc bằng cách sử dụng các cụm từ "ừm…" hoặc "à…". Việc lặp lại những từ này thực sự có thể hủy hoại ấn tượng tốt đẹp của bạn. Đặc biệt nếu bạn đang phỏng vấn vào trị trí bán hàng hoặc PR, hay bất kỳ công việc nào đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt.

    Thay vào đó, bạn có thể nói: Cho tôi suy nghĩ về vấn đề này. Cách này sẽ giúp bạn có thời gian suy nghĩ về những gì cần nói tiếp theo và cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đang đưa ra câu trả lời, đáp án hoặc quan điểm của bản thân.

    Nguồn: internet