Chốn văn phòng, ai cũng mong nhận được nhiều thiện cảm, đặc biệt là từ sếp. Tuy nhiên, dù bạn có thành tích tốt, luôn làm việc chăm chỉ và hoàn thành các mục tiêu đề ra. Nhưng sếp chẳng hề ghi nhận hoặc thậm chí là phớt lờ.. Hay bạn là người được cấp trên thiên vị. Ưu ái và trở thành nguyên nhân cho những mâu thuẫn, nghi kỵ với những người đồng nghiệp? Vậy phải làm thế nào khi chót rơi vào tình huống này?
Xem xét kỹ lưỡng, xác nhận lý do:
Trước hết, bạn cần đánh giá cẩn thận, chính xác tình trạng thiên vị này. Vì thực tế, sếp cũng như bao con người bình thường khác. Họ cũng sẽ có cảm tình và làm việc ăn ý với một số nhân viên hơn. Có thể do họ đã thời gian quen biết và hợp tác với nhau từ trước? Hoặc đơn giản vì cấp trên tin tưởng năng lực và hiệu quả công việc của người đó?
Nhận ra nguyên nhân chính xác, khách quan sẽ giúp bạn quyết định được đó có phải là việc đối xử bất công hay không? Và liệu bạn có đang là “nạn nhân” của sự đối xử bất công này?
Khẳng định giá trị bản thân
Nếu sự thiên vị của cấp trên quá rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và công việc của bạn. Hãy khéo léo định vị và thay đổi bản thân để phù hợp hơn với những tiêu chí của cấp trên và hòa đồng với đồng nghiệp.
Tuyệt đối không chất vấn hay buộc tội sếp. Điều này có thể khiến bạn trở thành người nhỏ nhen và đối đầu với họ. Hãy suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng và tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chứng tỏ giá trị chính mình với công ty, đồng nghiệp, khách hàng.
Thẳng thắn, khéo léo trao đổi
Nhưng nếu bạn đã cố gắng chứng tỏ năng lực và thay đổi bản thân. Nhưng vẫn không hiệu quả. Hãy thử trao đổi một cách tế nhị, khéo léo với cấp trên, thỏa thuận rõ công việc và nhiệm vụ của bạn. Đề nghị sếp đánh giá và đưa ra ý kiến xây dựng và giúp đỡ nếu cần thiết. Trong cuộc thảo luận, hãy đặt những câu hỏi cụ thể. Chỉ ra điểm mà mình cảm thấy chưa thỏa đáng. Với cách giải quyết này, bạn sẽ không sợ bị thiệt thòi và phớt lờ những thành quả mà mình đã đóng góp.
Nếu bạn chính là người được thiên vị
Trong trường hợp này, bạn chính trở thành tâm điểm cho những mâu thuẫn nơi công sở. Đừng lo lắng, hãy nỗ lực và giữ tác phong làm việc chuyên nghiệp, chăm chỉ nhất. Bên cạnh đó, luôn giữ thái độ bình tĩnh, hòa nhã, khiêm tốn. Nhất là khi giao tiếp với những đồng nghiệp khác. Tránh tình trạng bị cô lập, ghen ghét, dè bỉu.
Bạn không nên lạm dụng cảm tình, sự ưu ái từ sếp. Không nên có những quyền lợi, đãi ngộ riêng, hoặc chậm trễ công việc. Điều này gây ra những sai lầm tại văn phòng. Việc này gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của sếp và của chính bạn.
Dù ở trong hoàn cảnh nào, việc ứng xử khôn khéo trong môi trường công sở vẫn luôn là điều cực kỳ quan trọng. Hãy luôn bình tĩnh, tỉnh táo và cẩn trọng trước mọi tình huống ở môi trường công sở.