Nếu như bạn đang bâng khuâng không biết lựa chọn công việc như thế nào phù hợp với bản thân thì bài viết sau sẽ rất phù hợp với bạn đấy. Hôm nay, Goodjob Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
1 Tìm hiểu thị trường lao động
Tìm hiểu thông qua các tài liệu thống kê
Hiện nay, có rất nhiều ngành nghề đang nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ như: Công nghệ thông tin, những ngành nghề liên quan đến trí tuệ nhân tạo, cơ khí, truyền thông marketing hay các ngành nghề kinh doanh,...
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin có số lượng nhân sự ra trường chỉ tăng 8% trong 3 năm qua, vì thế trong tương lai gần, nhu cầu việc làm trong lĩnh vực này vô cùng lớn. Còn theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong những năm tới, số lượng nhân sự ngành marketing sẽ vượt qua con số 10.000 nhân sự và tiếp tục dẫn đầu top những lĩnh vực được tuyển dụng nhiều nhất.
Bạn có thể tham khảo các chuyên trang thống kê chính thống của nhà nước như Tổng cục thống kê,... từ đó nhận thấy được triển vọng việc làm của những ngành nghề cụ thể trong tương lai gần và chuẩn bị thật tốt để theo đuổi chúng.
Tìm hiểu thị trường lao động
Trò chuyện, tìm hiểu công việc của người khác
Một trong những cách khảo sát trực quan nhất chính là tìm hiểu, trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ trực tiếp của những người làm việc trong các lĩnh vực mà bạn quan tâm. Bạn có thể gặp họ ở những buổi hội thảo, những talkshow, hay thậm chí là những kênh youtube chia sẻ về việc làm,... Xem thử bản thân họ nghĩ như thế nào về ngành nghề của họ cũng như những ngành nghề trong xã hội. Chắc chắn, bạn sẽ hiểu biết thêm được rất nhiều điều hữu ích.
2 Khám phá kỹ năng và mong muốn bản thân
Trả lời các câu hỏi nghề nghiệp phổ biến
Bạn hãy tự đặt ra những câu hỏi cho riêng mình về nghề nghiệp sau này, ví dụ như:
Bạn mong đợi môi trường làm việc như thế nào?
- Môi trường làm việc tác động không nhỏ đến hiệu quả làm việc của bản thân bạn. Vì thế trả lời câu hỏi về môi trường làm việc giúp bạn khát quá được những gì bản thân sẽ phải đối mặt khi bước vào làm việc.
Bạn thích làm việc với một người sếp như thế nào?
- Sếp chính là đối tượng bạn phải hiểu rõ nhất. Thấu hiểu cũng như đưa ra được một hình mẫu sếp phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc.
Bạn mong muốn những đồng nghiệp của mình sẽ như thế nào?
- Đồng nghiệp cũng giống như môi trường, nó sẽ tác động không nhỏ đến hiệu suất làm việc của chúng ta. Một người đồng nghiệp có những sự thấu hiểu, đồng cảm với bạn không những làm cho bạn có tinh thần làm việc hơn mà còn giúp sự nghiệp của bạn được thăng tiến dễ dàng.
Điều gì làm bạn ưu tiên nhất khi tìm một công ty?
- Câu hỏi tiếp theo bạn cần quan tâm chính là những ưu tiên của bạn khi tìm một công ty là gì? Đó có thể là vị trí làm việc, giờ giấc hay lương thưởng. Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn chọn được công ty mình mong muốn ngay từ đầu mà không cần nhảy việc quá nhiều.
Khám phá kỹ năng và mong muốn bản thân
Trả lời các bài kiểm tra khám phá bản thân
Đặt ra những câu hỏi về tính cách của bản thân sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân của mình. Những câu hỏi dùng để kiểm tra khám phá bản thân như:
- Bạn có những kỹ năng mềm nào?
- Bạn sở hữu những kiến thức hay kỹ năng chuyên ngành nào nổi trội?
- Tính cách cá nhân của bạn là gì?
- Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?
- Bạn ưa thích lĩnh vực nào?
- Bạn đang tìm kiếm điều gì trong công việc tương lai của mình?
Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm những bài kiểm tra như: Trắc nghiệm khám phá bản thân để hiểu rõ hơn bản thân mong muốn điều gì, bài kiểm tra tính cách để tìm hiểu sở thích, điểm mạnh của bản thân. Ngoài ra, những bài kiểm tra IQ cũng rất hữu ích giúp bạn biết được năng lực bản thân như thế nào từ đó đưa ra được chiến lược phát triển bản thân rõ ràng hơn.
Lập danh sách ngành nghề muốn thử sức
3 Lập danh sách ngành nghề muốn thử sức
Sau khi đã bước đầu hiểu hơn về năng lực, tiềm năng của mình, bạn hãy liệt kê ra giấy những chức vụ, công ty và lĩnh vực mà bạn thật sự quan tâm. Sẽ có rất nhiều nguồn công việc khác nhau để bạn lựa chọn khi không biết mình thích làm gì. Hãy nhớ không phải lúc nào một công việc đang tuyển dụng cũng đáp ý đủ những tiêu chí mà bạn đặt ra. Vì vậy, hãy tư duy linh hoạt khi lên danh sách công việc nhé.
4 Đầu tư để trau dồi bản thân để sẵn sàng
Trình độ học vấn, chuyên ngành đào tạo sẽ giúp bạn lựa chọn một công việc dễ dàng hơn sau khi tốt nghiệp, tuy nhiên nó không hoàn toàn giới hạn trong khuôn khổ những ngành nghề chuyên môn của bạn.
Nếu bạn là một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành marketing, bạn hoàn toàn có thể chuyển hướng sang làm lập trình viên nếu như nhận thấy tính cách không phù hợp cho việc ngoại giao thường xuyên. Điều quan trọng nhất chính là bản thân phải không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng quan trọng cho bản thân.
5 Tìm kiếm cơ hội ngành nghề muốn thử sức
Hãy chủ động bắt tay vào làm những công việc mà bạn muốn để xác định được thật sự bạn có yêu thích công việc đó không. Có thể bạn chỉ đang thích nó thông qua những chia sẻ của người khác hay đơn thuần nghe người khác đánh giá tốt. Hiện nay, có nhiều tổ chức lớn nhỏ khá cởi mở trong việc tuyển dụng người mới (thực tập sinh hoặc học việc) bạn có thể thử sức với những vị trí đó.
Một ví dụ, nếu bạn yêu thích công việc tư vấn bán hàng, có thể làm thêm vào cuối tuần hay buổi tối, bạn có thể tìm kiếm những công việc với chức danh là cộng tác viên kinh doanh online/sale,... Những công việc như vậy được tìm kiếm khá nhiều và không yêu cầu người làm đến cơ quan. Thời gian làm việc linh hoạt giúp bạn có được nguồn thu nhập nho nhỏ cũng như xác định được mong muốn của bản thân.
6 Liên tục nâng cấp, cải thiện bản thân
Sau khi xác định được công việc mình yêu thích, hãy tập trung phát triển bản thân theo hướng sự nghiệp đã chọn. Nếu nhận thấy bản thân còn thiếu sót ở khía cạnh nào đó, hãy tìm các khóa học bổ trợ để xây dựng nền tảng giúp hoàn thiện bản thân.
Việc này sẽ giúp mang lại lợi ích lớn cho những cuộc ứng tuyển trong tương lai, giúp bạn tự tin hơn vào CV xin việc của mình.
7 Trải nghiệm nhiều mảng công việc đa dạng
Chỉ khi bạn thử thì bạn mới xác định được mình thật sự thích và phù hợp với nghề nào. Để tìm hiểu về một công việc mới. Bạn có thể tìm đọc những đánh giá trên mạng. Hơn hết, để có được cái nhìn trực quan nhất, hãy là người tự trải nghiệm chúng nhé.
8 Chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân
Khi đã có được danh sách công việc sơ bộ, hãy tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về chức danh, công việc, lĩnh vực trong danh sách đó. Không phải tất cả những gì bạn liệt kê cũng thật sự phù hợp với bạn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề như: Lương, phúc lợi, kỹ năng cá nhân, yêu cầu công việc, triển vọng nghề nghiệp,...Bạn cần đầu tư thời gian nghiên cứu nhiều hơn về các ngành nghề từ đó đưa ra được quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Lưu ý khi chọn ngành nghề:
- Dám bước ra khỏi vùng an toàn: Khi không biết bản thân thích gì, lúc đó bạn cần phải mạnh dạng làm việc nhiều hơn. Đừng để nỗi sợ thiếu kinh nghiệm làm bạn chùn bước. Mọi sự thành công, ban đầu đều buộc bạn phải chấp nhận những thiếu sót của bản thân. Hãy mạnh dạn bước ra khỏi những nguyên tắc, khuôn khổ để tìm kiếm những sự mới mẻ.
- Kiên định mục tiêu nghề nghiệp: Khi đã xác định được ý thích của bản thân. hãy tập kiên định với sự lựa chọn của mình cũng như kiên định với mục tiêu mà mình đã đề ra trong công việc đó. Có nỗ lực hết sức mình, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được thành tựu trong tương lai.
- Cảm nhận được niềm vui khi làm: Hãy cảm nhận, tìm kiếm những niềm vui trong công việc mà mình đang làm, đó có thể là những giải thưởng khi bạn hoàn thành công việc,...Tìm thấy nều vui trong công việc sẽ khiến bạn yêu quý công việc và gắn bó lâu dài hơn với nó.
Nguồn: internet