Khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc nào, vượt qua cửa ải “soi CV” bạn sẽ tiến đến với buổi phỏng vấn đầy căng thẳng. Để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, khả năng ứng biến nhanh nhạy và linh hoạt trước những câu hỏi bất ngờ là chưa đủ, cách giới thiệu bản thân chiếm tỷ lệ % không nhỏ trong ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng đối với bạn.
Mỗi ngày, nhà tuyển dụng có thể phỏng vấn đến cả trăm ứng viên, giới thiệu bản thân như thế nào để vừa đảm bảo tính ngắn gọn, vừa tạo ấn tượng khó quên đối với họ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nếu bạn muốn chinh phục nhà tuyển dụng trong 30 giây đầu tiên.
Tầm quan trọng của việc giới thiệu bản thân
Nếu đã từng tìm hiểu về một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến, bạn sẽ biết hầu hết nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên giới thiệu sơ lược về bản thân trước khi đi vào những câu hỏi chuyên môn “khó nhằn”. Qua cách giới thiệu của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể nắm được khái quát thông tin cá nhân và những đặc điểm nổi bật của từng ứng viên.
Ngoài ra, người phỏng vấn sẽ quan sát được thái độ, cử chỉ và sự tự tin của ứng viên khi đối mặt với cơ hội lớn trong đời. Qua sự tương tác này, họ cũng cân nhắc về sự phù hợp của bạn với vị trí công việc cũng như văn hóa doanh nghiệp trong lâu dài.
Lựa chọn cách giới thiệu bản thân ấn tượng là một lối đi khôn ngoan để bạn tạo sự nổi trội so với các đối thủ khác, hơn nữa là một cơ hội hiếm có chứng tỏ bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Các nội dung cơ bản trong bài giới thiệu
Lời cảm ơn
Trước khi giới thiệu bản thân, bạn nên gửi lời cảm ơn chân thành đến người phỏng vấn vì đã cho bạn cơ hội có mặt tại đây ngày hôm nay. Hành động này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với họ mà còn khiến họ đánh giá bạn là một ứng viên lịch sự, chuyên nghiệp và đáng tin.
Thông tin cá nhân
Không ai muốn nói chuyện với một người mà ngay cả tên, tuổi cũng không biết nên đừng quên giới thiệu những thông tin cơ bản này nhé. Giới thiệu tên tuổi là cơ sở để nhà tuyển dụng dễ xưng hô với bạn và làm cho cuộc phỏng vấn trở nên thoải mái hơn.
Trình độ học vấn, chuyên môn
Mặc dù thông tin về học vấn, chuyên môn trong CV bạn đã đề cập cụ thể nhưng nhắc lại sự nổi bật này là không dư thừa đâu nha. Đây là cơ hội để bạn “khoe” thành tích và chuyên môn đã đạt được và tranh thủ ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là một trong những nội dung nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm hỗ trợ tốt nhất cho vị trí ứng tuyển. Đừng trình bày tất cả vì đến cuối cùng người phỏng vấn không thể hiểu bạn muốn truyền đạt nội dung gì và bị loãng thông tin nếu họ phải tiếp nhận quá nhiều nguồn cùng một lúc.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, thay vì lộ rõ vẻ tự ti thì bạn nên kể về những hoạt động ngoại khóa hay dự án nghiên cứu khoa học với vai trò chính của bạn trong nhóm đó. Song song là những bài học bạn rút ra được cho vị trí ứng tuyển. Điều này thể hiện bạn là một ứng viên chịu khó học hỏi, biết lắng nghe và luôn tìm cách trau dồi bản thân.
Dù bạn đã có kinh nghiệm làm việc hay chưa thì khi trình bày phần này bạn cũng nên thật tự tin, khéo léo và khôn ngoan để bất kỳ câu hỏi nào của nhà tuyển dụng đều không thể làm khó được bạn. Đồng thời, nên nhấn mạnh đến những bài học, kinh nghiệm liên quan đến công việc tuyển dụng để làm nổi bật bản thân hơn nhé.
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty hay không hay chỉ muốn học tập, trau dồi kinh nghiệm. Thông qua việc xác định rõ mục tiêu, họ cũng nhận thấy được định hướng phát triển trong tương lai của bạn, và thiết kế nên lộ trình đào tạo phù hợp nếu bạn thành nhân viên tương lai.
Nguyện vọng với vị trí làm việc
Qua những nguyện vọng về vị trí làm việc, lộ trình thăng tiến, cơ hội đào tạo, lương thưởng,... Nhà tuyển dụng bắt đầu cân nhắc và lựa chọn những ứng viên phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong những năm gần nhất. Nên bạn cũng đừng e dè khi bày tỏ nguyện vọng với bên tuyển dụng, đây chính là thước đo chính xác để bạn tìm được “bến đỗ” lâu dài và phù hợp với năng lực của chính mình.
Lời cảm ơn sau khi hoàn thành giới thiệu
Sau khi kết thúc phần giới thiệu bản thân đầy chuyên nghiệp và ấn tượng, hãy gửi một lời cảm ơn sâu sắc đến nhà tuyển dụng đã dành thời gian lắng nghe chia sẻ của bạn trong buổi hôm nay. Hành động này không chỉ giúp bạn kết thúc phần giới thiệu trơn tru mà còn trở thành một ứng viên lịch sự, tinh tế trong mắt người đối diện.
Kinh nghiệm làm việc là một trong những nội dung nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm hỗ trợ tốt nhất cho vị trí ứng tuyển. Đừng trình bày tất cả vì đến cuối cùng người phỏng vấn không thể hiểu bạn muốn truyền đạt nội dung gì và bị loãng thông tin nếu họ phải tiếp nhận quá nhiều nguồn cùng một lúc.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, thay vì lộ rõ vẻ tự ti thì bạn nên kể về những hoạt động ngoại khóa hay dự án nghiên cứu khoa học với vai trò chính của bạn trong nhóm đó. Song song là những bài học bạn rút ra được cho vị trí ứng tuyển. Điều này thể hiện bạn là một ứng viên chịu khó học hỏi, biết lắng nghe và luôn tìm cách trau dồi bản thân.
Dù bạn đã có kinh nghiệm làm việc hay chưa thì khi trình bày phần này bạn cũng nên thật tự tin, khéo léo và khôn ngoan để bất kỳ câu hỏi nào của nhà tuyển dụng đều không thể làm khó được bạn. Đồng thời, nên nhấn mạnh đến những bài học, kinh nghiệm liên quan đến công việc tuyển dụng để làm nổi bật bản thân hơn nhé.
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty hay không hay chỉ muốn học tập, trau dồi kinh nghiệm. Thông qua việc xác định rõ mục tiêu, họ cũng nhận thấy được định hướng phát triển trong tương lai của bạn, và thiết kế nên lộ trình đào tạo phù hợp nếu bạn thành nhân viên tương lai.
Nguyện vọng với vị trí làm việc
Qua những nguyện vọng về vị trí làm việc, lộ trình thăng tiến, cơ hội đào tạo, lương thưởng,... Nhà tuyển dụng bắt đầu cân nhắc và lựa chọn những ứng viên phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong những năm gần nhất. Nên bạn cũng đừng e dè khi bày tỏ nguyện vọng với bên tuyển dụng, đây chính là thước đo chính xác để bạn tìm được “bến đỗ” lâu dài và phù hợp với năng lực của chính mình.
Lời cảm ơn sau khi hoàn thành giới thiệu
Sau khi kết thúc phần giới thiệu bản thân đầy chuyên nghiệp và ấn tượng, hãy gửi một lời cảm ơn sâu sắc đến nhà tuyển dụng đã dành thời gian lắng nghe chia sẻ của bạn trong buổi hôm nay. Hành động này không chỉ giúp bạn kết thúc phần giới thiệu trơn tru mà còn trở thành một ứng viên lịch sự, tinh tế trong mắt người đối diện.