Bạn luôn được khuyến khích là chính mình và tự tin thể hiện khả năng trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể thoải mái nói ra mọi thứ mình muốn. Luôn có một giới hạn mong manh giữa việc “tự tin khoe cá tính” và “huênh hoang, tự phụ”.
Vì vậy, hãy nhanh tay note lại những lưu ý khi đi phỏng vấn dưới đây để xem bạn không nên nói gì trước nhà tuyển dụng nhé.
“Tôi sẽ nhận được mức lương là bao nhiêu?”
Nói về lương thưởng luôn là một trong những lưu ý khi đi phỏng vấn mà bạn cần lưu tâm. Đừng bao giờ là người đề cập mức lương đầu tiên nếu như bạn chưa được nhà tuyển dụng hỏi về nó. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn không đủ nhiệt huyết để chấp nhận những giá trị khác ngoài tiền.
Thông thường nhà tuyển dụng muốn biết đầu tiên là đam mê của bạn với công việc. Bạn kỳ vọng gì vào một môi trường làm việc mới thay vì chỉ quan tâm chủ yếu là thù lao được nhận là bao nhiêu.
Việc đề nghị một mức lương sẽ được nhà tuyển dụng cân nhắc hỏi, nếu như bạn là một trong những ứng viên đáng chú ý và có năng lực.
“Sếp cũ không đủ chuyên môn hướng dẫn tôi”, “Sếp tệ, đồng nghiệp đáng ghét”
Có thể bạn đã từng gặp phải những kỷ niệm không vui với đồng nghiệp hoặc sếp tệ ở công ty cũ. Tuy nhiên, một trong những lưu ý khi đi phỏng vấn đó là bạn không nên dùng nó làm câu chuyện phiếm để nói với nhà tuyển dụng mới hay thậm chí là dùng để chứng minh về kỹ năng giao tiếp chốn công sở.
Những câu chuyện này hoàn toàn không hay và nhà tuyển dụng cũng có khả năng tự đặt câu hỏi rằng: “Liệu bạn có lại tiếp tục nói xấu công ty họ ở những nơi khác hay không?”. Chúng cũng chỉ khiến người phỏng vấn cảm thấy kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm của bạn không thật sự xuất sắc mà thôi.
“Tôi chắc chắn tài giỏi và là nhân viên xuất sắc ở công ty bạn”
Đừng thể hiện sự tự tin thái quá vì nó sẽ có tác dụng ngược khiến họ nghĩ bạn là người kiêu ngạo. Hãy nhớ, nhà tuyển dụng không có ý định tìm kiếm người tài giỏi nhất trong những người tài giỏi, ngay thời điểm phỏng vấn đó, họ chỉ đang muốn tìm một người phù hợp.
“Tôi ghét công việc cũ”
Khi bạn đang ứng tuyển trái ngành, hoặc một lĩnh vực hoàn toàn mới so với những kinh nghiệm trước đây, đừng quá gắt gỏng khi được hỏi vì sao muốn làm một công việc mới hoàn toàn.
Một trong những điều cần biết khi phỏng vấn là không nói xấu việc cũ. Một trong những điều cần biết khi đi phỏng vấn chính là sự khéo léo, tinh tế kể cả khi công việc cũ không phù hợp với bạn.
Cách tiếp cận tốt hơn là bạn nên nói bản thân mong muốn học hỏi và nắm bắt các cơ hội mới. Bạn nghĩ với tính cách và kiến thức hiện tại, bạn vẫn sẽ làm tốt trong lĩnh vực này.
“Tôi nghĩ hiện tại mình vẫn chưa có điểm yếu nào”
Một trong những lưu ý khi đi phỏng vấn bạn thường xuyên được nhắc nhở nhất chính là về cách bạn nói về điểm yếu của mình.
Bạn hãy nhớ, không một cá thể nào là hoàn hảo nên đừng bao giờ trả lời rằng mình không có nhược điểm nào cả. Đây có thể xem là cách lẩn trốn câu hỏi kém tinh tế nhất. Hãy suy nghĩ thật kỹ và lựa chọn một điểm yếu không ảnh hướng đến vị trí ứng tuyển của bạn nhé.
“Tôi muốn được làm việc với thời gian linh động, thoải mái”
Nếu bạn đã chấp nhận ứng tuyển vào một vị trí không phải nhân viên tự do thì bạn không nên đòi hỏi công ty cho phép bạn làm việc ở thời gian tùy ý. Việc làm này có thể khiến người đối diện cảm thấy bạn quá đòi hỏi và không biết lượng sức mình.
Hơn nữa, mỗi một công ty đều có những quy định riêng về giờ giấc làm việc, một khi bạn đã gia nhập công ty họ, thì bạn cần phải tuân thủ theo đó. Đừng cố gắng phá vỡ những quy luật văn phòng của họ.
“Bạn sẽ hối hận nếu không thuê tôi vì tôi rất phù hợp và giỏi”
Câu nói này được cho rằng vô cùng thô lỗ và mang đầy tính chủ quan nếu như bạn chưa từng trải qua một cuộc thi đánh giá năng lực nào với những ứng viên khác và dành kết quả cao nhất.
Không chỉ thể hiện bạn thiếu tính khiêm nhường mà còn nói lên rằng bạn là người có cái tôi cá nhân rất cao, khó để hợp tác làm việc. Đức tính này cũng nằm trong những lưu ý khi đi phỏng vấn xin việc bạn không thể bỏ qua.
“Tôi không có bất kỳ câu hỏi nào cả”
Câu trả lời này không quá tác động mạnh mẽ đến đánh giá của nhà tuyển dụng, nhưng cũng thể hiện được bạn có thật sự nhiệt huyết hay không. Số lượng câu hỏi bạn đặt ra cũng có thể được xem là thước đo cho sự quan tâm và nhiệt huyết của bạn dành cho vị trí đó.