Founder là gì?
Trong lĩnh vực kinh doanh, Founder là có nghĩa là người sáng lập hay người thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân và đưa công ty, doanh nghiệp đó tồn tại cũng như phát triển. Founder chính là chủ công ty, doanh nghiệp, họ là người chịu toàn bộ rủi ro để thành lập công ty. Có thể nói Founder là người nắm trong tay vận mệnh của công ty, doanh nghiệp trong những ngày đầu khởi nghiệp.
Founder là người hiểu rõ về công ty, doanh nghiệp của mình, họ tích cực lên các ý tưởng kinh doanh và nỗ lực biến các ý tưởng đó trở thành hiện thực. Họ cũng là người tìm kiếm và kêu gọi các nguồn đầu tư để đưa công ty, doanh nghiệp Startup đi vào hoạt động. Các Founder là người đưa ra các quyết định quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Họ tuyển chọn các vị trí quan trọng, trực tiếp dẫn dắt và xử lý phần lớn vấn đề trong kinh doanh, đồng thời tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư và đảm bảo công ty, doanh nghiệp duy trì vận hành.
Co-Founder là gì?
Co-Founder có nghĩa là người đồng sáng lập, người hợp tác để công ty, doanh nghiệp được thành lập. Họ là người hỗ trợ các Founder hoàn thiện thêm ý tưởng kinh doanh và hiện thực hóa các ý tưởng đó để xây dựng, điều hành công ty, doanh nghiệp một cách trơn tru.
Điểm khác biệt giữa Co-Founder và founder là gì?
1. Nhiệm vụ
Founder là người sẽ đưa ra các ý tưởng kinh doanh, phương hướng hoạt động, dẫn dắt và duy trì vận hành công ty, doanh nghiệp.
Co-Founder là người hỗ trợ Founder trong quá trình trên, không phải là người lên ý tưởng hay định hướng hoạt động của công ty, doanh nghiệp ngay từ đầu. Các nhà sáng lập (Founder) thường tìm kiếm một hoặc một vài người đồng sáng lập (Co-Founder) để điều hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp.
2. Quyền hành
Founder là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Họ là người nắm quyền hành cao nhất, đặc biệt là các quyết định quan trọng liên quan đến phương hướng và quá trình hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các Founder cũng là người trực tiếp đứng ra kêu gọi các nguồn vốn đầu tư cho công ty, doanh nghiệp.
Co-Founder không phải là người lên ý tưởng và định hướng hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp ngay từ đầu. Họ là người tham mưu và đề xuất những ý kiến có lợi cho công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, các Co-Founder không có quyền hành đưa ra các quyết định quan trọng như Founder.
Làm cách nào để tìm đúng Co- Founder để hợp tác cùng phát triển?
Sẽ rất khó khăn cho các Founder tìm được một người đồng hành hay Co-Founder tâm đầu ý hợp. Kinh doanh, thương mại nói chung và Startup nói riêng là con đường đầy mạo hiểm, mỗi bước đi đều đòi hỏi người sáng lập phải chọn lọc kỹ càng. Do đó, để tìm đúng Co-Founder nhằm mục đích hợp tác cùng phát triển, các Co-Founder phải có những tiêu chuẩn cần thiết như sau.
1. Có cùng tầm nhìn, mục tiêu
Trên thương trường, một Co-Founder lý tưởng phải có cùng tầm nhìn, mục tiêu để “thần giao cách cảm” trong quá trình hợp tác và phát triển công ty, doanh nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, các Co-founder sẽ là người truyền lửa thành công cho Founder trong mọi bước đi hướng đến mục tiêu cao cả của công ty, doanh nghiệp.
2. Xác định giá trị cốt lõi của Co – Founder là gì?
Một người đồng sáng lập hoàn hảo phải có cùng chí hướng về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp các nhà sáng lập chọn được đối tượng phù hợp để đồng hành với mình. Founder có thể hình dung và cân nhắc về một Co-Founder như thế nào là phù hợp, chẳng hạn như Co-Founder đó sẽ giúp doanh nghiệp tăng cao khả năng cạnh tranh hơn trong các chiến lược marketing hay kinh doanh,…
3. Co-founder bổ trợ cho Founder
Một Co-founder tâm đầu ý hợp không phải là “bản sao” của Founder, họ là người có khả năng lấp đầy những “lỗ hổng” mà các Founder đang thiếu sót. Founder là người duy nhất nhưng tuỳ vào quy mô hoạt động của công ty, doanh nghiệp mà Co-founder có thể là một hay nhiều người. Hình mẫu lý tưởng để nhà sáng lập tìm ra những nhà đồng sáng lập nên được cân nhắc dựa trên nguyên tắc tận dụng điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của nhà sáng lập.
Ví dụ: Nếu Founder là người chi tiêu hào phóng cho các chiến dịch kinh doanh thì hãy tìm một Co-Founder có khả năng quản lý ngân sách tốt và biết cách tối ưu chi phí hiệu quả.
4. Tần số chiến đấu bền bỉ
Startup là thương trường đầy mạo hiểm và khốc liệt, thậm chí không ít công ty, doanh nghiệp phải trở lại vạch xuất phát, do đó chắc chắn những người sáng lập và đồng sáng lập yếu thế sẽ khiến công ty, doanh nghiệp phải “chết yểu”. Chính vì vậy, các Co-Founder phải có cùng tần số năng lượng và sức mạnh chiến đấu bền bỉ để đồng hành cùng Founder trên hành trình khởi nghiệp đầy gian nan này.
5. Chỉ số EI cao
EI – Emotional Intelligence là chỉ số chỉ trí tuệ cảm xúc của con người. Chỉ số EI là yếu tố cần thiết của một Co-Founder lý tưởng trên hành trình startup với nhiều thăng trầm khó khăn và thử thách gây áp lực nặng nề cho những người đứng đầu. Chính vì thế mà những người đồng sáng lập có chỉ số EI cao sẽ trở thành những nhà điều hành hoặc nhà quản lý bản lĩnh.
6. Sự linh hoạt, nhạy bén
Các Founder chính là cánh tay đắc lực của Founder, do đó, các Founder cần có sự linh hoạt, nhạy bén để nắm bắt và hỗ trợ Founder điều chỉnh phương hướng kinh doanh của công ty, doanh nghiệp kịp thời.
7. Trung thành tuyệt đối
Startup chính là “đứa con tinh thần” mà Founder dành nhiều tâm huyết, sức lực và tiền bạc, do đó nhà đồng sáng lập chính phải là người trung thành tuyệt đối và đồng lòng cùng nhà sáng lập xây dựng “cơ đồ”. Bởi chỉ cần bí mật kinh doanh sơ hở rơi vào tay người không xứng đáng thì nguy cơ phá sản là điều có thể xảy ra.
Các điều cần lưu ý khi startup cùng các Co – founder là gì?
Khi xác định công ty, doanh nghiệp startup hoạt động theo hình thức Co-founder thì các Founder phải phân chia cổ phần, lợi ích và nghĩa vụ cụ thể trước khi tiến hành mở công ty, doanh nghiệp.
Dưới đây là một vài con số hợp lý cho một công ty, doanh nghiệp startup duy trì lâu dài với nhiều nhà đồng sáng lập.
- 10% là con số cổ phần nhỏ nhất mà các Co-Founder xứng đáng được hưởng.
- 4 là con số lớn nhất đối với số lượng Co-Founder của một công ty, doanh nghiệp startup. Nếu công ty, doanh nghiệp có từ 6 Co-Founder trở lên, Founder nên xem xét lại vai trò của mỗi nhà đồng sáng lập và giảm con số này xuống.
- Mỗi Co-Founder nên được Founder giao quyền trong ít nhất 4 năm. Điều này nhằm giải quyết nhiều vấn đề khi có xung đột xảy ra giữa các Co-Founder.
Đội ngũ sáng lập công ty, doanh nghiệp bao gồm nhà sáng lập (Founder) và các nhà đồng sáng lập (Co-Founder) là những người có nhu cầu hợp tác với Founder vì mục tiêu, tầm nhìn chung. Các Co-Founder nên có cùng lý tưởng và quan điểm kinh doanh để không xảy ra những tranh cãi hoặc rủi ro không đáng có trong quá trình hợp tác. Đồng thời, họ phải là những người có các tố chất, kỹ năng cần thiết để bổ sung và hỗ trợ cho nhà sáng lập. Đây là hình mẫu lý tưởng của đội ngũ sáng lập để đảm bảo thiết lập và vận hành công ty, kinh doanh startup đi đến thành công.
Kết luận
Những chia sẻ hữu ích trên đã giúp các bạn hiểu Founder là gì, Co-Founder là gì và điểm khác biệt giữa Founder và Co-Founder. Hy vọng các bạn có thể áp dụng những kiến thức trên để trở thành những nhà sáng lập hoặc nhà đồng sáng lập thành công trong tương lai. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Goodjobvn về chủ đề startup để tìm hiểu thêm nhiều thông tin việc làm thú vị này bạn nhé!