Tìm hiểu các thông tin về ngành công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học kết hợp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm phát triển kinh tế, xã hội (Nguồn: Internet)
Ngành công nghệ sinh học là gì?
Ngành công nghệ sinh học được xem là ngành mũi nhọn trong tương lai của nhiều quốc gia. Công nghệ sinh học là một ngành nghiên cứu có sự kết hợp giữa nghiên cứu sinh học và ứng dụng công nghệ hiện đại. Công nghệ sinh học nhằm mục đích ứng dụng để nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống cùng với quy trình thiết bị kỹ thuật hiện đại tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng phục vụ lợi ích của con người, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Công nghệ sinh học được ứng dụng trong các lĩnh vực cuộc sống nhằm để hỗ trợ vào 4 mảng chính đó là: phát triển y dược, mở rộng nông nghiệp, năng lượng và cải tạo, nâng cao chất lượng môi trường.
Các sản phẩm của ngành công nghệ sinh học như: nghiên cứu và sản xuất thuốc, thực phẩm, thức ăn công nghiệp; điều chế sản xuất các hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền xét nghiệm trong y khoa; giải quyết và cải tạo môi trường,… Bạn có thể chưa biết được mình sẽ học ngành gì trong lĩnh vực này, tuy nhiên bạn có thể hình dung được học công nghệ sinh học ra làm gì rồi đấy.
Ai phù hợp với ngành công nghệ sinh học?
Đây là một ngành học mũi nhọn vì thế cũng có những yêu cầu riêng của nó, nếu bạn hội tụ các yếu tố sau thì bạn có thể thích hợp với ngành này:
- Học giỏi các môn quan trọng: Toán, Hóa, Sinh thì bạn mới có khả năng tiến xa trong ngành này.
- Bạn phải là người đam mê nghiên cứu vì hầu hết thời gian đều làm việc, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ là yêu cầu bắt buộc khi học ngành này vì sản phẩm nghiên cứu ra phục vụ cho con người và môi trường sống.
Ngành học dành cho người đam mê nghiên cứu khoa học (Nguồn: Internet)
Nên học công nghệ sinh học ở đâu?
-
Ngành công nghệ sinh học hiện nay được đào tạo tại các trường đại học và viện nghiên cứu trên cả nước. Các bạn có thể tham khảo một số trường đại học uy tín như:
- Trường đại học Quốc Gia tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
- Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
- Trường đại học Bách Khoa tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh.
- Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Trường đại học Cần Thơ.
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam,...
Cơ hội việc làm và triển vọng ngành công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn được các nước trên thế giới chú trọng xây dựng và phát triển. Tại Việt Nam đây là ngành nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của cả nước từ nay đến năm 2030 với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học đang hoạt động. Mục đích nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực y dược, nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường.
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ sinh học được chú trọng nhằm nâng cao sức khỏe, chẩn đoán, phát hiện và điều trị chính xác bệnh cho con người, tạo ra vaccine, dược phẩm. Trong nông - lâm - ngư nghiệp nhằm tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản có năng suất, giá trị cao,... Do đó thị trường lao động của ngành công nghệ sinh học sẽ có tiềm năng rộng mở không chỉ ở trong nước mà còn mang tầm quốc tế. Theo những triển vọng đó, các bạn học sinh, sinh viên cũng có thể nhận thấy cơ hội việc làm cho mình khi theo đuổi ngành học này là rất cao.
Học Công nghệ sinh học tại các trường đại học hàng đầu trong nước (Nguồn: Internet)
Học công nghệ sinh học ra làm gì?
Nhiều phụ huynh và học sinh chắc chắn sẽ thắc mắc học công nghệ sinh học ra làm gì, cơ hội việc làm có nhiều không? Dưới đây là các công việc mà các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin tuyển dụng thông qua CareerBuilder.
Nghiên cứu viên
Nếu bạn lựa chọn sẽ trở thành một nghiên cứu viên khoa học chuyên nghiệp thì có thể theo đuổi con đường nghiên cứu tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu chuyên ngành. Các trung tâm uy tín có thể kể đến như: Viện Công nghệ Sinh học và Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Sinh học Nông nghiệp, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hải dương học, Viện Sinh học nhiệt đới, Hệ thống Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế, Hệ thống Viện Pasteur, Viện chăn nuôi,...
Kỹ thuật viên xét nghiệm - Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm
Nơi làm việc của nhân viên kỹ thuật viên xét nghiệm là Labo xét nghiệm ở các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng từ Trung ương đến các Huyện, các bệnh viện và phòng khám bệnh tư nhân,... Kỹ thuật viên xét nghiệm có thể tham gia 2 nhóm xét nghiệm là xét nghiệm cơ bản như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nước tiểu,... và xét nghiệm nâng cao như: xét nghiệm ADN huyết thống, phân tích di truyền, xét nghiệm vi sinh lâm sàng và ký sinh trùng, xét nghiệm giải phẫu bệnh,...
Đối với kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nơi làm việc chủ yếu tại các phòng thí nghiệm, phòng phân tích, phòng kiểm nghiệm, phòng QC, KCS,... ở các trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược và thực phẩm chức năng, các trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân,...
Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ
Đối với các Kỹ Sư, Cử nhân công nghệ sinh học trở thành một một chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ thuộc các bộ, ban, ngành, các tổ chức phi chính phủ là một lựa chọn đáng cân nhắc. Vì tính đặc thù của bộ, ban, ngành nên yêu cầu về trình độ và bằng cấp cũng khác nhau. Thông thường ngoài yêu cầu về chuyên môn thì chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ cần được bồi dưỡng về kỹ năng quản lý nhà nước như quản lý dự án, quản trị thông tin,...
Công nghệ sinh học với cơ hội việc làm rộng mở trong nước và quốc tế trong nhiều lĩnh vực (Nguồn: Internet)
Giảng viên
Học Công nghệ sinh học ra làm gì? Trở thành giảng viên Đại học, Cao đẳng cũng là lựa chọn được ưu tiên của các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp nếu các bạn có đam mê sư phạm. Tại môi trường này, ngoài đam mê giảng dạy, các bạn còn được trực tiếp tham gia nghiên cứu với các nhóm nghiên cứu ở trường, có cơ hội học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nâng cao trình độ.
Giáo viên dạy Sinh học
Trở thành giáo viên dạy Sinh học cũng là một lựa chọn để trả lời cho câu hỏi học Công nghệ sinh học ra làm gì. Môi trường giảng dạy tại các trường học hoặc trung tâm giáo dục tại địa phương phù hợp với những bạn thích làm việc trong môi trường sư phạm nhưng không yêu cầu quá nhiều về nghiên cứu khoa học chuyên sâu.
Nhân viên phát triển tại phòng R&D các công ty
Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm đang được chú trọng phát triển ở cả khối doanh nghiệp trong và ngoài Nhà nước. Vì thế việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, phát triển sản phẩm sẽ do phòng R&D tiến hành và nhân viên phát triển sản phẩm sẽ là người trực tiếp thực hiện. Cơ hội việc làm tại phòng R&D của các công ty hiện nay đang rất phổ biến, do vậy đây là công việc các bạn có thể cân nhắc cho câu hỏi học công nghệ sinh học ra làm gì.
Kỹ sư môi trường
Kỹ sư môi trường được xem là ngành nghề hot hiện nay khi mà các vấn đề về môi trường cần có những biện pháp can thiệp để cải thiện, nâng cao. Công việc này đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ sinh học để nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp, hay các cơ quan nhà nước liên quan đến vấn đề môi trường.
Trở thành nghiên cứu viên khi học công nghệ sinh học (Nguồn: Internet)
Kinh doanh hóa chất, thiết bị vật tư công nghệ sinh học
Đi liền với sự phát triển khoa học công nghệ thì không thể thiếu lĩnh vực cung cấp hóa chất, thiết bị vật tư công nghệ sinh học cho các đơn vị nghiên cứu trên cả nước. Vì thế hiện nay nhiều công ty đang chú trọng vào mảng kinh doanh, nhập khẩu phân phối hóa chất và thiết bị vật tư phục vụ cho việc nghiên cứu nhưng đòi hỏi phải am hiểu về lĩnh vực này. Đây cũng là một công việc khá phù hợp với những bạn muốn tham gia vào mảng kinh doanh để trả lời cho câu hỏi học công nghệ sinh học ra làm gì.
Mức lương trung bình của ngành công nghệ sinh học là bao nhiêu?
Mức lương trung bình Chuyên Viên Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm từ 11,9 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng, tùy vào vị trí công việc và số năm kinh nghiệm trong nghề của bạn mức lương này sẽ có thể cao hơn con số trên.
Những câu hỏi về học công nghệ sinh học ra làm gì?
Học công nghệ sinh học ra trường có thất nghiệp?
Công nghệ sinh học đang là ngành mũi nhọn không chỉ ở nước ta mà của toàn thế giới. Do đó việc đầu tư hay tìm kiếm nguồn nhân lực cho ngành này đang được quan tâm. Bạn không phải quá lo lắng cho việc học công nghệ sinh học ra làm gì đâu nhé. Đơn giản bạn chỉ cần chọn theo đam mê của mình và hoàn thành tốt việc học. Bạn có thể làm giáo viên, giảng viên, nhân viên phát triển sản phẩm,... hay xa hơn là làm các công việc nghiên cứu lớn nhé.
Mức lương ngành công nghệ sinh học tăng theo cấp bậc làm việc (Nguồn: Internet)
Mức lương ngành công nghệ sinh học như thế nào?
Tùy theo vị trí công việc mà mức lương của ngành công nghệ sinh học cũng sẽ khác nhau. Hiện nay có nhiều việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học trong và ngoài nước. Vì thế bạn hãy yên tâm hoàn thành việc học và trau dồi kiến thức cho mình thật tốt nhé.
Bên trên là toàn bộ thông tin về học công nghệ sinh học ra làm gì và những chia sẻ về công việc và mức lương của ngành. Goodjob Việt Nam hy vọng các bạn sẽ định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân để mở cơ hội phát triển trong tương lai. Hãy thường xuyên truy cập Goodjobvn.com để nhận thêm nhiều thông tin nghề nghiệp hữu ích kịp thời.