Động lực nhân viên cần thiết như thế nào?
Sở hữu được một nguồn nhân lực dồi dào và sẵn sàng hoàn thành tốt từng công việc được giao luôn là điều kỳ vọng của chủ doanh nghiệp. Nhưng trong mọi tổ chức, thuộc mọi lĩnh vực vẫn tồn tại không ít những cá nhân lao động với chất lượng thấp hơn năng lực thật sự của bản thân họ. Dù cố gắng thuyết phục và tạo ra mọi điều kiện tốt nhất để thúc đẩy năng suất làm việc của họ, nhiều nhà quản trị vẫn không thành công.
Nguyên nhân là ngay từ đầu, họ không xóa bỏ mọi ý nghĩ sai lệch dưới đây trong việc kích thích sự hưng phấn nơi cấp dưới. Cho rằng đồng tiền là tất cả.
Hẳn nhiên, nếu được trả công hậu hĩnh, nhân viên sẽ sẵn sàng làm tất cả vì bạn. Và nếu bạn mạnh tay chi tiền mua tặng những phần quà đắt giá để tưởng thưởng cho thành công mới đạt được, người nhận sẽ vô cùng hạnh phúc. Nhìn chung, cấp dưới luôn cố gắng làm việc cật lực vì theo đuổi ý nghĩ rằng sẽ được thưởng nhiều tiền hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy cảm giác phấn khích vì thù lao cao tồn tại rất ngắn. Chỉ trong vòng sáu tháng, các nhân viên sẽ hoàn toàn quên mất giá trị của những phần quà họ được cấp trên tặng và thậm chí chỉ vài tuần sau khi nhận quà, tác động từ việc khen thưởng của cấp trên cũng trở nên lu mờ và kém dần hiệu quả.
Động lực ngoại vi và động lực nội tại
Có hai loại động lực chính: động lực ngoại vi và động lực nội tại.
Động lực ngoại vi là vật chất bên ngoài mà bạn có thể nhận được khi hoàn thành một nhiệm ví dụ như lương chẳng hạn. Trong khi đó động lực nội tại lại là suy nghĩ, cảm xúc hay các yếu tố vô hình khác khiến bạn hoàn thành nhiệm vụ như sự sáng tạo hay cam kết.
Sự khác biệt giữa động lực ngoại vi và nội tại là cách mà phần thưởng liên quan đến nhiệm vụ. Khi phần thưởng không liên quan đến công việc của bạn là các động lực ngoại vi, còn phần thưởng bạn đồng thời được hình thành trong quá trình hoàn thành công việc là các động lực nội tại.
Nếu động lực ngoại vi là phần thiết yếu khi làm việc (mọi người đều phải kiếm sống) thì động lực nội tại cũng cực kỳ quan trọng là động cơ để mọi người tạo ra được kết quả cao nhất.
Tầm quan trọng của động lực nội tại
Động lực nội tại có ảnh hưởng lớn đến mức độ gắn kết nhân viên và kết quả công việc hơn là động lực ngoại vi. Nghiên cứu của Harvard Business Review về chủ đề động lực bởi Yoon Jik Cho và James Perry chỉ ra rằng:
Khi nhân viên chỉ đơn giản là làm việc vì tiền lương, họ sẽ không có động lực để đạt được tiềm năng cao nhất của mình. Các động lực ngoại vi không chỉ ít hiệu quả hơn, Havard Business review còn trích dẫn phân tích bởi Edward Deci và cộng sự chỉ ra rằng các động lực ngoại vi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến động lực nội tại. Động lực nội tại của nhân viên sẽ giảm đi nếu họ được treo thưởng bằng các phần thưởng vật chất bên ngoài.
Động lực nội tại hoàn toàn là cách mà nhân viên bạn phát triển, cả về mặt chuyên môn và cá nhân. Được truyền động lực tại nơi làm việc liên quan trực tiếp đến sự phát triển và động lực cá nhân. Đó là lý do tại sao để truyền động lực cho nhân viên, bạn cần sự hiểu biết sâu sắc về mong muốn của họ.
5 cách truyền động lực cho nhân viên mỗi ngày
Đầu tiên và quan trọng nhất, nên hiểu rằng nhân viên của bạn muốn được truyền động lực và cảm hứng cho công việc hàng ngày của họ. Đó là lý do tại sao cần nuôi dưỡng động lực nội tại trong môi trường làm việc và văn hóa công ty.
Cùng tham khảo một số cách để thúc đẩy động lực nội tại cho nhân viên mỗi ngày:
1. Khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro và vượt lên thất bại
Nếu bạn không thử, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được. Biến điều này thành tinh thần của cả nhóm và ủng hộ nhân viên thử cách tiếp cận hay tiến hành các dự án thử nghiệm mới. Cho phép nhân viên theo đuổi các thử thách mới và chấp nhận rủi ro cũng là cách giúp bạn xây dựng lòng tin. Rút ra bài học từ các thất bại và nhắc nhở nhân viên của bạn rằng “thất bại là mẹ thành công”.
2. Cho phép nhân viên đóng góp đặt mục tiêu công việc
Nhân viên muốn thấy vai trò của mình đóng góp được gì cho nhóm và mục tiêu chung của công ty nhưng điều này sẽ càng ý nghĩa hơn khi cho phép họ được tham gia vào việc đặt mục tiêu làm việc. Tập trung nhân viên để động não (brainstorm) và lên kế hoạch cho các mục tiêu lớn cũng như cho họ thấy được vai trò của bản thân trong tiến trình chung.
3. Cung cấp cơ hội để phát triển
Phát triển kỹ năng chuyên môn và cá nhân là một phần cực kỳ quan trọng của động lực nội tại, vì vậy hãy khuyến khích cả hai. Lập ra các buổi tọa đàm hay workshop hàng tháng do chính các nhân viên là người trình bày để chia sẻ các kinh nghiệm chuyên môn của mình hay thâm chí các sở thích cá nhân khác nhau để khuyến khích văn hóa học tập.
4. Ghi nhận các thành công dù nhỏ hay lớn
Công nhận một công việc được hoàn thành tốt có thể tiếp thêm động lực cho nhân viên của bạn cực kỳ ấn tượng. Hãy dành thời gian để ghi nhận khi nhân viên của bạn thành công cũng như khuyến khích nhân viên ghi nhận và khen tặng lẫn nhau dù chỉ đơn giản là trên Slack hay nhóm trò chuyện của công ty.
5. Nuôi dưỡng tình bạn giữa nhân viên với các hoạt động xây dựng đội nhóm (team building)
Xây dựng tinh thần đội nhóm luôn đồng hành với việc tăng thêm động lực cho nhân viên của bạn. Lên lịch cho các hoạt động xây dựng đội nhóm kết hợp giải trí nhưng vẫn hỗ trợ việc phối hợp lẫn nhau khi làm việc chẳng hạn như tham gia trò chơi thoát khỏi phòng kín.
3 cách để truyền động lực làm việc cho nhân viên trong một số trường hợp đặc biệt
Có thể bạn đã xây dựng một môi trường làm việc và văn hóa tràn đầy năng lượng và tinh thần cho nhân viên tuy nhiên đôi khi ngay cả nhân viên nhiệt huyết nhất cũng cần được lấy thêm tinh thần cho các nhiệm vụ đặc biệt (tiếp cận một thị trường hoàn toàn mới chẳng hạn).Đôi khi việc sốc lại tinh thần cho nhân viên chỉ đơn giản là kết nối lại nguồn động lực nội tại của họ với nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên có nhiều lý do khác nhau khiến nhân viên trở nên mất động lực, tùy thuộc vào nguyên nhân tại sao mà bạn cần có cách xử lý phù hợp.
1. Nhân viên có tầm nhìn phiến diện
Đôi khi, nhân viên trở nên chán nản bởi chỉ tập trung vào một mục tiêu quá nhỏ mà quên mất mục tiêu chung hay họ cần được thay đổi góc nhìn đối với vấn đề. Nói chuyện với họ về tầm quan trọng của nhiệm vụ này và cách mà nó đóng góp đến mục tiêu chung của cả nhóm và công ty. Lên kế hoạch về bước tiếp theo cùng với nhân viên của bạn để họ nhìn rõ hơn về công việc cũng như có thêm niềm tin và mong đợi về những điều đạt được khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Nếu nhân viên của bạn cảm thấy thiếu kinh nghiệm
Một nhân viên có thể trở nên chán nản khi nhận nhiệm vụ mới vì nó hoàn toàn không nằm trong lĩnh vực vốn có của họ. Khi này, điều cần làm là cho họ thấy đây là cơ hội họ có thể học hỏi và phát triển. Giúp họ đón nhận nhiệm vụ như một cơ hội để phát triển và vươn rộng ra trong sự nghiệp. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc đến liệu nhiệm vụ bạn giao có phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của nhân viên hay không?
3. Nhân viên của bạn bị “mắc kẹt“
Nói cách khác, nếu công việc được giao là một nhiệm vụ lặp đi lặp lại hay tẻ nhạt, nhân viên của bạn sẽ dần dần cảm thấy chán nản, họ sẽ cần được nhắc nhở rằng tại sao công việc đó lại quan trọng. Cách bạn truyền tải điều này đến nhân viên tùy thuộc vào mục tiêu của công việc. Cho họ thấy các tác động tích cực mà công việc có thể mang lại cùng với thời gian đối với bên ngoài (công ty, khách hàng…) và đối với chính bản thân họ. Dùng số liệu liên quan đến công việc hoặc nhận xét từ khách hàng để họ nhận biết được tầm quan trọng công việc của mình.
Kết luận
Với những thông tin Goodjob Việt Nam cung cấp phía trên, hy vọng bạn đã tìm thấy cho mình những cách thức để vận hành bộ máy doanh nghiệp hoạt động tốt hơn!