Nghỉ việc trong thời gian thử việc không cần báo trước: Đúng hay sai?

Nghỉ việc trong thời gian thử việc không cần báo trước: Đúng hay sai?

Ngày đăng: 01/12/2023 04:31 PM

    1. Thử việc là gì? Vì sao lại có thời gian thử việc?

    Khoan bàn đến việc nghỉ việc trong thời gian thử việc mà không báo trước đúng hay sai. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa của thử việc trước.

    Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, thử việc là việc công ty và người lao động thỏa thuận về việc thực hiện công việc trong thời gian nhất định. Khoảng thời gian này sẽ được tiến hành trước khi tiến tới ký hợp đồng lao động chính thức.

    Thử việc có thể được thống nhất như một phần trong hợp đồng lao động chính thức. Tuy nhiên, trường hợp phổ biến vẫn là được giao kết riêng thành hợp đồng thử việc. Hợp đồng chính thức sẽ là một hợp đồng tách biệt. Tài liệu này sẽ được dùng để ký riêng khi ứng viên vượt qua vòng thử việc.

    Trong hợp đồng thử việc thường có những nội dung cơ bản như sau:

    + Thời gian thử việc;

    + Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên;

    + Chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

    + Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía NLĐ;

    + Công việc và địa điểm làm việc;

    + Mức lương theo công việc hoặc chức danh;

    + Hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    + Thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

    + Thiết bị làm việc dành cho người lao động;

    + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động (Nếu có);

    2. Thử việc tối đa là bao lâu?

    Thời gian thử việc thường sẽ linh hoạt phụ thuộc vào vị trí công việc. Tuy nhiên, thường sẽ có 4 mốc quy định thời gian thử việc theo Luật Doanh Nghiệp:

    2.1 Thời gian thử việc không quá 180 ngày

    Dành cho công việc của người quản lý doanh nghiệp.

    2.2 Thời gian thử việc không quá 60 ngày

    Dành cho công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

    2.3 Thời gian thử việc không quá 30 ngày

    Áp dụng cho những chức danh cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp. Trường hợp này còn áp dụng cho công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    Ngoài ra, còn có thời gian thử việc không quá 06 ngày đối với công việc khác. Cần lưu ý rằng, thử việc chỉ áp dụng một lần cho một vị trí công việc.

    Sau thời gian thử việc, sẽ có 2 trường hợp:

    Nếu nhân viên thử việc đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần thông báo kết quả thử việc. Sau đó, 2 bên sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động chính thức.

    Nếu nhân viên thử việc không đạt yêu cầu, doanh nghiệp cũng sẽ thông báo kết quả. Sau đó, 2 bên sẽ tiến hành chấm dứt hợp đồng thử việc.

    3. Vì sao có nhiều ứng viên chọn nghỉ việc trong lúc thử việc?

    Nghỉ việc trong thời gian thử việc không còn là chuyện hiếm trong thời gian gần đây. Khảo sát từ Robert Half đã có những đúc kết nổi bật từ vấn đề này. Có đến 93% nhân viên sẵn sàng nghỉ việc trong thời gian thử việc. Nguyên nhân lớn nhất là công việc thực tế không đúng với kì vọng của nhân viên.

    Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự ra đi này. 38% nhân viên nghỉ việc vì cảm thấy không hợp với văn hoá công ty. Một đại bộ phận khác, lên đến 36%, nghỉ việc vì quy trình làm việc thiếu chuyên nghiệp. 23% nghỉ việc vì có một lời mời nhận việc (job offer) tốt và hấp dẫn hơn.

    Phần còn lại chọn nghỉ việc vì nhiều lý do cá nhân khác.

    4. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không?

    Căn cứ theo khoản 2, điều 27 Bộ luật Lao động 2019, việc kết thúc thời gian thử việc được quy định như sau:

    Vậy nên, người lao động được phép nghỉ việc trong thời gian thử việc mà không cần báo trước. Đồng thời, người lao động cũng không phải bồi thường nếu gây thiệt hại do việc tự ý chấm dứt thử việc gây ra cho doanh nghiệp.

    5. Nghỉ việc trong thời gian thử việc không cần báo trước là đúng, nhưng liệu có hợp tình?

    Xét về luật pháp, việc nghỉ việc trong thời gian thử việc mà không báo trước hoàn toàn hợp lệ. Tuy nhiên, việc nhân viên thử việc ra đi mà không báo trước cũng phần nào khiến doanh nghiệp khó xử.

    Quá trình tuyển dụng hoàn toàn không dễ dàng. Để một ứng viên trở thành nhân viên là một chặng đường dài và nhiều thử thách. Hiểu đơn giản, giữa muôn vàn ứng viên, nhà tuyển dụng chỉ có thể chọn 1 người. Việc tuyển dụng thành công một vị trí chỉ là bước khởi đầu. Bước tiếp theo sau đó là công tác hoạch định ngân sách tiền lương, các chi phí bảo hiểm, …. cho nhân sự. Việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức của nhà tuyển dụng.

    Từ góc độ người tìm việc, không phủ nhận việc nhân viên khi có thể nghỉ mà không báo trước. Tuy nhiên, xét nhiều phương diện, việc nghỉ ngang như vậy cũng có phần hơi đường đột. Trừ khi nghỉ vì những lý do “bất khả kháng”, còn lại hãy cho nhau 1 khoảng thời gian. Để 2 bên có thể làm việc ưng ý thì cần nhiều hơn là 2 tháng thử việc. Nếu có thể, hãy xem 2 tháng thử việc là cơ hội để bứt phá. Sẽ có nhiều áp lực không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hãy xem áp lực là chất xúc tác để giúp chúng ta vượt ra vùng an toàn.

    6. Thử việc là cơ hội quý báu cho cả nhà tuyển dụng & nhân sự

    Có thể nhận định, việc nghỉ việc trong thời gian thử việc mà không báo trước hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, hợp tình thì là vấn đề đôi bên phải suy xét lại. Tất cả nhằm tránh để những hiềm khích không đáng có xảy ra. Điều này về lâu dài cũng sẽ gây bất lợi cho cả ứng viên và doanh nghiệp trên nhiều phương diện.

    Giải pháp tối ưu nhất chính là sự trao đổi thẳng thắn từ 2 phía. Từ phía người lao động, hãy mạnh dạn nói lên quan điểm và những điểm cần góp ý về công việc, quy trình. Từ phía nhà tuyển dụng, hãy cởi mở để lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân viên.

    Suy cho cùng, mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động đều dựa trên sự bình đẳng. Đó là cơ sở cho sự hợp tác Win – Win, đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, tiền đề cho “cú bắt tay chính thức” này phải đến từ sự cởi mở và đồng thuận từ hai phía.

    Trong trường hợp xấu nhất, việc đi đến kết thúc vẫn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trước khi thông báo quyết định cuối cùng, 2 bên nên chủ động thông báo từ trước. Có thể là 1 vài ngày, hoặc tốt hơn là 1 tuần.

    Một mặt, nhà tuyển dụng cũng có thời gian để chuẩn bị tìm kiếm ứng viên thay thế. Một mặt, ứng viên cũng có thể bàn giao công việc đầy đủ trước khi đi. Điều này thể hiện thái độ chuyên nghiệp trong công việc. Có thể đôi bên chưa hợp tác hiện tại, nhưng không ai có thể nói trước được tương lai. Chính vì thế, việc duy trì cho nhau một mối quan hệ tốt đẹp là điều nên làm.

    Goodjob Việt Nam thấy nội dung trên hữu ích và có thể áp dụng khi đi làm.

    Cũng đừng lo lắng nếu không vượt qua vòng thử việc. Vẫn luôn có Goodjob Việt Nam đồng hành cùng bạn bằng rất nhiều cơ hội việc làm mới nhé!