Tìm việc là một giai đoạn khó khăn ai cũng phải trải qua. Dù bạn cảm thấy mình là một ứng viên có năng lực và phù hợp với vị trí tuyển dụng, thế nhưng sau nhiều lần nộp CV bạn vẫn bị từ chối. Tại sao vậy?
Hãy cùng Goodjobvn tìm hiểu lý do và giải pháp khắc phục khi bị HR từ chối qua bài viết sau nhé!
Những lý do khiến bạn liên tục bị HR từ chối
Lọt qua vòng sàng lọc CV thường sẽ đến vòng phỏng vấn, lúc này bạn đã tiến gần tới cuối cùng của chặng đường xin việc. Thế nhưng vì một lý do gì đó khiến bạn gặp thất bại trong việc “ghi điểm” với nhà tuyển dụng và mất đi cơ hội việc làm mình mong muốn.
Những lý do khiến bạn liên tục bị HR từ chối
Nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị HR từ chối có thể do những lý do sau:
-
Không tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp tuyển dụng
Nhiều ứng viên có thể giới thiệu rất trôi chảy về năng lực bản thân và những kỹ năng thể hiện sự phù hợp của mình đối với vị trí được tuyển dụng. Thế nhưng, khi HR yêu cầu trình bày một số hiểu biết của ứng viên về ngành nghề và doanh nghiệp của họ thì đa số ứng viên đều tỏ ra lúng túng. Đây thiếu sót phổ biến có thể khiến bạn bị HR từ chối dù có năng lực.
-
Ứng viên “quá im lặng”
Phỏng vấn trực tiếp là cơ hội để bạn trình bày những điểm mạnh và sự “phù hợp” của bản thân đối với công việc đang ứng tuyển. Vì thế, bạn cần tập trung giới thiệu trình độ và kinh nghiệm đối với công việc.
Khi phỏng vấn, nói quá nhiều cũng không tốt và ngược lại ứng viên nói quá ít, không gây ấn tượng được với HR cũng có nguy cơ bị loại. Cách trả lời phỏng vấn rụt rè, thiếu tự tin hay cách trả lời câu hỏi thờ ơ, quá ngắn gọn đều là những sai lầm nhiều ứng viên mắc phải.
Ứng viên nói quá ít đôi khi sẽ được đánh giá là thiếu sự quan tâm đối với công việc không thân thiện hoặc hạn chế trong kỹ năng giao tiếp. Chính vì thế, cơ hội dành cho những ứng viên này sẽ ít hơn.
-
Trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi
Ngoài những câu hỏi về chuyên môn, thì nhà tuyển dụng sẽ đưa ra thêm các câu hỏi tình huống để kiểm tra khả năng ứng biến linh hoạt của ứng viên. Thông thường, những tình huống này thường xảy ra trong việc mà bạn đang ứng tuyển. Vì thế, nhà tuyển dụng muốn nhận được câu trả lời mang tính thực tế, đúng trọng tâm để giải quyết vấn đề.
Nhiều ứng viên chưa hiểu rõ câu hỏi hoặc không biết câu trả lời chính xác nên chọn cách trả lời lòng vòng, giải thích lan man không cần thiết. Trả lời sai câu hỏi hoặc không đúng trọng tâm là những lý do phổ biến khiến HR quyết định từ chối ứng viên.
-
Mức lương đàm phán chưa phù hợp
Đàm phán lương là một nghệ thuật cần khéo léo và linh động.Nhiều ứng viên đưa ra mức lương quá cao so với năng lực thực tế hoặc thể hiện thái độ tự tin quá mức khi đề nghệ mức lương mong muốn. Cách đàm khám thiếu linh hoạt này là lý do khiến nhiều ứng viên bị loại dù khá phù hợp với công việc.
Giải pháp khắc phục khi bị HR từ chối
Nếu bạn liên tục bị HR từ chối, bạn cần nghiêm túc xem lại toàn bộ quy trình ứng tuyển của bản thân. Xác định rõ nguyên nhân bị từ chối là gì sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả.
Giải pháp khắc phục khi bị HR từ chối
Để trở nên chuyên nghiệp và gia tăng cơ hội tìm việc thành công, ứng viên cần có sự chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn cụ thể như sau:
-
Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp đang ứng tuyển
Trước khi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu rõ về doanh nghiệp mình đang mong muốn trở thành nhân viên chính thức. Bạn dễ dàng tham khảo thông tin về doanh nghiệp trên website chính thức như bối cảnh hình thành, ngành nghề kinh doanh, các sản phẩm/dịch vụ của công ty và thâm niên hoạt động của doanh nghiệp. Liệt kê được những giải thưởng doanh nghiệp từng có là điểm cộng thể hiện sự quan tâm của bạn đối với đơn vị.
-
Thái độ khi ứng tuyển
Phong thái tự tin, giao tiếp vui vẻ, lịch sự là những thái độ cần có đối với ứng viên. Trình bày rõ ràng năng lực bản thân cũng như mong muốn đối công việc sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự phù hợp và sự quyết tâm của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển.
Cách trả lời phỏng vấn cần rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ và đúng trọng tâm câu hỏi. Ngoài ra, bạn cần tập trung lắng nghe câu hỏi một cách chính xác để có thể đưa ra câu trả lời phù hợp.
-
Nắm rõ nội dung công việc
Nắm rõ mô tả công việc (Job Description) sẽ giúp bạn hiểu hơn về yêu cầu công việc cũng như những gì mình sẽ làm nếu được nhận. Đây là điểm thông tin quan trọng bạn dựa vào để chuẩn bị trước những câu trả lời có thể sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn.
-
Đàm phán khéo léo
Khi bạn đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì công đoạn đàm phán lương là yếu tố quan trọng quyết định sự nhận việc thành công của bạn. Bạn cần tham khảo trước mức lương trung bình của ngành nghề và định trước một con số mà mình mong muốn.
Khi phỏng vấn, bạn cần chứng minh được mình là “ứng viên tiềm năng” phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang cần và đề xuất mức lương xứng với năng lực của bản thân một cách khách quan, khéo léo.
-
Tác phong chuyên nghiệp
Ngoài những mặt về kinh nghiệm chuyên môn, khả năng giao tiếp thì tác phong khi phỏng vấn tốt cũng là một trong những “điểm cộng” được HR đánh giá rất cao. Trang phục, cách trang điểm và cả lượng nước hoa bạn dùng đều là yếu tố tạo ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng.
Ứng viên nên chọn trang phục gọn gàng, lịch sự phù hợp với môi trường công sở. Phụ nữ có thể trang điểm nhẹ để tạo sự tươi tắn cho khuôn mặt. Nam giới cần có tóc tai được cắt ngắn, gọn gàng. Nước hoa dùng khi phỏng vấn là những mùi hương nhẹ với nồng độ vừa phải.
Ngoài ra, ứng viên nên đến đúng giờ, tác phong vui vẻ, lịch sử để tạo sự chuyên nghiệp cho bản thân.
Lời kết
Kinh nghiệm tìm việc thành công được đúc kết từ những thất bại. Nếu bạn liên tục bị HR từ chối, đừng vội nản lòng. Hãy dành thời gian xem xét lại toàn bộ quy trình ứng tuyển để xác định lý do bị từ chối và tìm hướng khắc phục hiệu quả. Chúc bạn sẽ sớm tìm việc làm thành công.