1. Tự tin vào giá trị của bản thân
Có một sự thật rằng, thất nghiệp mang lại cho tâm trí chúng ta một cảm xúc tiêu cực đến nỗi làm lu mờ đi thế mạnh mỗi người. Vì thế, hãy luôn tập trung vào những giá trị tích cực mà bạn có thể mang lại cho công ty, để bản thân luôn tự tin, và sẵn sàng phát huy hết khả năng của mình khi tìm kiếm công việc. Đây là lúc để tự xác định rằng: Mình là ai, chuyên môn của bạn là gì, điểm mạnh của mình như thế nào. Sau tất cả, hãy tự tin vào những thành tựu bạn đã đạt được trong công việc và cuộc sống cá nhân.
Mỗi tổ chức thường có những thách thức đặc thù. Vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ luôn quan tâm đến việc: Ứng viên của họ có thể giải quyết được những vấn đề liên quan đến kinh doanh như thế nào. Điều quan trọng là hãy chuyển hóa giá trị của bạn thành giải pháp mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Chỉ có như thế, chúng ta mới có cơ hội trở thành “ứng cử viên” sáng giá và cơ hội nhận được công việc nhờ thế mà cũng cao hơn.
2. Luôn dõi theo & cập nhật nhu cầu tuyển dụng của thị trường
Nhà tuyển dụng thường có tâm lý cho rằng: Khi một ứng viên thất nghiệp quá lâu, họ sẽ trở nên “lạc hậu thông tin” trong công việc chuyên môn của mình.
Chính vì thế, thay vì dành thời gian ở trong nhà, hãy chủ động tham dự các sự kiện kết nối và hội nghị chuyên môn để bản thân luôn được “làm mới” với những kiến thức mới & kỹ năng phù hợp. Cùng với đó, nếu bạn đang tìm kiếm công việc mới, thì đừng bỏ qua website tìm việc nổi tiếng, uy tín Goodjob Việt Nam. Với đa dạng cơ hội công việc cho đa dạng ngành nghề, bạn sẽ nhanh chóng chấm dứt khoảng thời gian “thất nghiệp” này.
3. Không ngừng mở rộng & tận dụng những mối quan hệ xung quanh
Một điều quan trọng khi bạn đang thất nghiệp, đó chính là đừng bao giờ bỏ qua các nhóm/ cộng đồng hỗ trợ việc làm trên các trang mạng xã hội. Đây là một cơ hội tuyệt vời để giúp bạn kết nối với các chuyên gia phù hợp – những người có sức ảnh hưởng, luôn sẵn sàng lắng nghe nhu cầu, mục tiêu công việc để qua đó giúp bạn tìm kiếm được công việc phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng những mối quan hệ của những người đồng nghiệp, những người cấp trên bạn đã từng làm việc để nhờ họ giúp bạn kết nối với những cơ hội mới. Một chiếc thư giới thiệu với những dòng chia sẻ trải nghiệm, đánh giá chân thực từ những người đã từng làm việc cùng mình, sẽ góp phần nâng cao uy tín của bạn trong mỗi buổi phỏng vấn.
4. Luôn cởi mở trước mọi cơ hội
Hiểu được giá trị và giải pháp của bản thân, thông thường chúng ta cũng phần nào có được cơ sở để “định giá” công việc của mình khi đàm phán lương và vị trí với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả sẽ như ý muốn của mỗi người. Sẽ có những cơ hội đến với bạn nhưng lại không như kỳ vọng ban đầu. Lúc này đây, sự cởi mở và chân thành chính là chìa khoá giúp bạn có thể tìm ra được hướng giải quyết phù hợp.
Ví dụ: Nếu công ty A là công ty mơ ước của bạn nhưng bạn lại không đậu phỏng vấn, hãy chủ động giữ liên lạc với người đại diện công ty qua email hoặc qua các mạng xã hội. Kết nối và thường xuyên trao đổi với họ và không ai biết được một ngày, chính họ sẽ là người chủ động mời bạn quay về.
Ngược lại, nếu công ty B không phải là công ty bạn mong muốn làm việc, nhưng người đại diện tổ chức lại thành tâm mong muốn bạn gia nhập để cùng nhau xây dựng mọi thứ, từ văn hoá, tổ chức,… Tuy rằng thu nhập sẽ không cao, nhưng ngược lại bạn sẽ có nhiều cơ hội để cọ xát và trưởng thành hơn. Quan trọng, nếu đây là lời mời duy nhất mà bạn nhận được sau hàng loạt cuộc phỏng vấn và mình thì đang rất cần một công việc, thì có lẽ không còn lý do gì để từ chối.
Hy vọng những chia sẻ trên từ Goodjob Việt Nam đã phần nào giúp mọi người vượt qua mặc cảm tự ti khi thất nghiệp, để sẵn sàng tìm kiếm cho mình những chiếc ghế mới cho sự nghiệp của mình. Goodjob Việt Nam tin rằng, thất nghiệp không đáng sợ, ai rồi cũng sẽ tìm được cho mình một công việc phù hợp, giúp mỗi người thăng hoa trong công việc và qua đó, nâng cao vị thế của mình trên bước đường sự nghiệp.