Tất tần tật thông tin về quản lý sản xuất

Tất tần tật thông tin về quản lý sản xuất

Ngày đăng: 11/04/2022 04:27 PM

    Đối với các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thì quản lý sản xuất là vị trí không thể thiếu. Vậy quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất ra sao? Một quản lý sản xuất giỏi cần có các kỹ năng nào? Làm sao tìm việc làm quản lý sản xuất? Bạn đọc hãy cùng Goodjob Việt Nam khám phá tất tần tật thông tin về quản lý sản xuất qua bài viết sau đây nhé.

    1. Quản lý sản xuất là gì?

    Trong doanh nghiệp, quản lý sản xuất là vị trí đảm bảo việc sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả cao, đúng tiến độ, cũng như đạt tiêu chuẩn chất lượng và số lượng trong phạm vi ngân sách đã định.

    Vai trò của người quản lý sản sản xuất là tham gia lập kế hoạch sản xuất cũng như kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo doanh nghiệp luôn cung cấp hàng hoá đúng thời gian và đạt các yêu cầu về số lượng, chất lượng theo như kế hoạch sản xuất đã đặt ra.

    Có thể nói vị trí quản lý sản xuất chính là một mắt xích quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của vị trí này thường gắn liền với các nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp sản xuất.

    2. Mô tả công việc quản lý sản xuất

    Tùy theo quy mô, phương pháp sản xuất của từng doanh nghiệp mà mô tả công việc của vị trí quản lý sản xuất sẽ khác nhau. Tuy nhiên một bản mô tả công việc điển hình của quản lý sản xuất thường như sau:

    + Tham gia việc tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên. 

    + Theo dõi quá trình làm việc của công nhân tại nhà máy, đảm bảo hiệu suất làm việc và tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động.

    + Tính toán, thỏa thuận ngân sách, thời gian sản xuất với khách hàng và xác định các tiêu chuẩn quản lý chất lượng để đảm bảo hoạt động sản xuất luôn đúng lịch trình và nằm trong phạm vi ngân sách.

    + Điều chỉnh và thỏa thuận lại thời gian sản xuất khi phát sinh các thay đổi về lựa chọn và đặt mua nguyên vật liệu.

    + Phân tích dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch, lịch trình sản xuất, đánh giá yêu cầu đơn hàng và nguồn lực cần thiết để sản xuất.

    + Theo dõi quá trình sản xuất, kịp thời nắm bắt những biểu hiện bất thường, tiến hành điều chỉnh, khắc phục và nhanh chóng thông báo cho cấp trên và phòng kinh doanh. 

    + Lập báo cáo sản xuất theo ngày, tháng, quý,…

    + Nắm bắt công việc của các phòng ban liên quan, các xưởng sản xuất, phối hợp và cân bằng mối quan hệ giữa các phòng ban có liên quan đến hoạt động sản xuất.

    + Tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. Xác định các máy móc, thiết bị mới cần cho sản xuất.

    + Xác định khi nào cần tăng ca. 

    + Phát hiện lỗi sản phẩm, xác định nguyên nhân và khắc phục lỗi đó một cách hiệu quả.

    + Điều hành toàn bộ quá trình sản xuất và tiến hành cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.

    + Phân tích, đánh giá năng suất tiềm năng của các thiết bị sản xuất và tình hình nguyên liệu để lập hoặc thay đổi kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

    + Tiếp nhận thông tin, lệnh sản xuất từ phòng kinh doanh, kiểm tra tồn kho, lập phiếu sản xuất, sắp xếp kế hoạch xuất hàng.

    + Bố trí chức vụ, phân công công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức kiểm tra tay nghề của nhân viên sản xuất.

    + Xác định mục tiêu chất lượng cần đạt được cho phòng sản xuất, tiến hành đánh giá, giám sát quá trình thực hiện và có cơ chế thưởng phạt công bằng, rõ ràng.

    3. Các kỹ năng của một quản lý sản xuất giỏi

    Để trở thành một nhà quản lý sản xuất giỏi và làm việc hiệu quả, bạn cần rèn luyện các kỹ năng sau:

    3.1- Kỹ năng giao tiếp

    Có thể thấy, giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu đối với một quản lý sản xuất. Bởi vì trong công việc bạn sẽ phải thường xuyên thuyết trình, trao đổi, đưa ra ý kiến hoặc truyền đạt mục tiêu sản xuất đến nhân viên, khách hàng và đối tác.

    Bên cạnh đó, quản lý sản xuất còn phải liên hệ với các bộ phận khác để hướng dẫn và đảm bảo việc sản xuất diễn ra theo đúng định hướng. Do đó, rèn luyện kỹ năng giao tiếp sẽ giúp quản lý sản xuất triển khai công việc hiệu quả và có thể tạo sự đồng cảm, thấu hiểu giữa mọi người khi làm việc.

    3.2- Kỹ năng kinh doanh

    Kỹ năng kinh doanh sẽ giúp quản lý sản xuất hiểu được các thuật ngữ chuyên môn như dòng tiền, lợi nhuận, ngân sách,…, và tầm quan trọng của chúng khi triển khai các chiến lược sản xuất mới.

    Hơn nữa, kỹ năng này còn giúp quản lý sản xuất trao đổi với khách hàng về doanh thu hiện tại, doanh thu dự kiến thuận lợi hơn, cũng như giúp họ xây dựng ngân sách phát triển sản phẩm chính xác, hiệu quả hơn.

    3.3- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích

    Có kỹ năng nghiên cứu và phân tích tốt sẽ giúp quản lý sản xuất xác định đúng loại sản phẩm, thị hiếu khách hàng, vị thế của đối thủ cạnh tranh và có thể nhận ra các cơ hội, mối đe dọa trong sản xuất. Từ đó, bạn sẽ tạo được nền tảng vững chắc để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, hợp thị hiếu tiêu dùng.

    Ngoài ra, kỹ năng phân tích còn giúp người quản lý sản xuất đưa ra các quyết định sản xuất chính xác, giúp phát triển hoạt động kinh doanh. Khi thành thạo kỹ năng này, bạn có thể giải quyết những vấn đề khó khăn khi sản xuất và phát triển việc sản xuất hơn nữa.

    3.4- Kỹ năng phân công công việc

    Phân công nhiệm vụ cho nhân viên cấp dưới là một việc rất khó. Để làm việc này hiệu quả, quản lý sản xuất cần có tầm nhìn xa và cẩn thận suy xét mọi việc. 

    Bạn sẽ không thể trở thành một quản lý sản xuất giỏi nếu không thể phân công công việc cho cấp dưới hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy rèn luyện kỹ năng này để xác định đúng điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, giao nhiệm vụ phù hợp cho họ và khiến họ không cảm thấy khó chịu hay thiếu công bằng.

    3.5- Kỹ năng tư duy chiến lược

    Kỹ năng này sẽ rất hữu ích cho quản lý sản xuất khi cần tìm hiểu thị trường và khi quyết định phương thức tung sản phẩm mới ra thị trường. Hơn nữa, còn rất nhiều nhiệm vụ khác đòi hỏi người quản lý sản xuất phải có tư duy chiến lược tốt.

    Vì vậy, bạn cần tích lũy cho mình những kiến thức về vòng đời sản phẩm, phân khúc đối tượng, quy trình quản lý dự án, dự báo doanh số bán hàng, cũng như bổ sung các kỹ năng giải quyết vấn đề, thành thạo phần mềm tư duy, quản lý rủi ro, định hướng mục tiêu,…, để nâng cao kỹ năng tư duy chiến lược.

    3.6- Khả năng ứng dụng công nghệ mới

    Hiện nay các hoạt động sản xuất, quản lý của doanh nghiệp đều được ứng dụng các phần mềm và công nghệ hiện đại. Do đó, một nhà quản lý sản xuất cần phải thành thạo các công nghệ này để nâng cao hiệu quả và năng suất công việc. 

    Mặt khác, nếu có thể sử dụng thành thạo các công nghệ mới, bạn sẽ dễ dàng đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới hơn.

    4. Mức lương quản lý sản xuất là bao nhiêu?

    Theo tìm hiểu của Uptalent, mức lương hiện tại của quản lý sản xuất dao động từ 14 – 20 triệu/tháng. Mức lương này còn có thể cao hơn tùy theo năng lực, kinh nghiệm và quy mô của từng doanh nghiệp.

    5. Tìm việc làm quản lý sản xuất

    Bạn có thể tìm được việc làm nhân viên quản lý sản xuất qua nhiều kênh khác nhau. Quan trọng là bạn có tìm được việc tốt, lương cao hay không mà thôi. 

    Bởi vậy khi tìm việc làm, bạn nên chú ý tìm ở những kênh uy tín. Sau đây là một số kênh tìm việc làm quản lý sản xuất tốt để bạn tham khảo:

    + Tìm việc ngay tại nhà máy, xưởng sản xuất bạn đang làm việc: nếu bạn hiện đang làm việc tại một nhà máy thì hãy chú ý thông tin tuyển dụng tại đó. Đây là kênh tìm việc an toàn và hiệu quả nhất vì bạn đã hiểu rõ môi trường làm việc nơi đó ra sao.

    + Tìm việc làm trên website tuyển dụng: có rất nhiều tin tuyển dụng quản lý sản xuất được đăng tải trên các trang tìm việc như HRchannels, Goodjonvn, CareerBuilder, Indeed,… Bạn sẽ nhận được đầy đủ thông tin về vị trí cần tuyển, yêu cầu công việc và dễ dàng ứng tuyển trực tuyến ngay tại website.

    + Các fanpage, nhóm tuyển dụng trên Facebook: tốc độ trôi tin trên kênh này khá nhanh và không nhiều việc làm quản lý sản xuất như trên các trang web tuyển dụng, nhưng bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tuyển dụng từ người đăng tuyển.

    Trên đây là những thông tin về vị trí quản lý sản xuất mà Goodjob Việt Nam muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mặc dù công việc của quản lý sản xuất rất linh hoạt và phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nhưng qua những thông tin trong bài viết chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn về vị trí quản lý sản xuất. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn và giúp bạn sớm tìm được công việc như mong muốn. Chúc bạn thành công!