Developer là gì?
Developer (dev) là lập trình viên hay kỹ sư phần mềm. Họ là những người sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình, phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị số. Cụ thể hơn, Developer là người sử dụng, viết và xử lý các đoạn source code để lập trình và sáng tạo các phần mềm, website,… hoàn chỉnh. Developer là người tạo nền móng và mở ra sự phát triển cho bất kỳ phần mềm, ứng dụng nào.
Công việc chính của Developer là gì?
Công việc của Developer khá đa dạng, được chia thành nhiều dạng chuyên môn khác nhau, cụ thể như sau:
- Lập trình web (Front End Developer, Full stack Developer và Back End Developer).
- Lập trình game, mobile developer.
- Lập trình hệ thống.
- DevOps, net, python developer,…
Mỗi vị trí khác nhau sẽ đảm nhiệm công việc khác nhau, nhưng nhìn chung công việc chính của Developer vẫn là thiết kế và xây dựng các chương trình, phần mềm nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Một số công việc chính của Developer như sau:
- Thực hiện, tham gia vào quá trình xây dựng, thiết kế sản phẩm mới.
- Nâng cấp, cải thiện, bảo hành, sửa chữa các tính năng của sản phẩm, ứng dụng có sẵn của doanh nghiệp
- Xây dựng các tính năng và chức năng xử lý của hệ thống, ứng dụng, phần mềm hoạt động trơn tru.
- Sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java, C++, NodeJS, PHP,… để phục vụ trong công việc.
- Tiến hành kiểm thử phần mềm, chương trình và cộng tác với các chuyên gia nhằm đảm bảo phần mềm, chương trình đạt chất lượng cao nhất.
- Liên tục tìm tòi, nghiên cứu, phát triển và cải tiến các công nghệ, tính năng mới cho sản phẩm.
Các vị trí phổ biến của Developer hiện nay
1. Web Developer là gì?
Web Developer hay lập trình web là người nhận ý tưởng thiết kế website, xây dựng, phát triển và duy trì trang web thông qua việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, CSS, PHP, Python,… Các website được Web Developer tạo ra phải đảm bảo tương tác với cơ sở dữ liệu và người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính. Công việc của các Web Developer được chia thành 3 nhánh khác nhau, bao gồm Front-end developer, Back-end developer và Full-stack developer.
2. Front-end Developer là gì?
Khi truy cập vào một trang web, những thông tin đầu tiên mà bạn thấy và tiếp nhận là âm thanh, hình ảnh, chữ viết: Đây chính là Front-end.
Front-end Developer hay lập trình viên Front-end là người người tập trung phát triển phía Client Side, cụ thể là mảng xây dựng giao diện và trải nghiệm người dùng (UI – User Interface) của các trang web/ứng dụng.
Các công việc chính của Front-end Developer bao gồm:
- Thiết kế giao diện người dùng (UI Design): Tham gia vào quá trình thiết kế giao diện, chọn màu sắc, font chữ, hình ảnh và cấu trúc giao diện để tạo ra giao diện độc đáo và dễ sử dụng.
- Lập trình giao diện (UI Development): Sử dụng HTML, CSS, JavaScript để triển khai giao diện người dùng dựa trên thiết kế.
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX Optimization): Đảm bảo trang web hoặc ứng dụng hoạt động trơn tru trên các thiết bị và trình duyệt khác nhau.
- Kiểm tra và sửa lỗi (Testing and Debugging): Đảm bảo giao diện hoạt động đúng cách và tối ưu.
3. Back-end Developer là gì?
Đối lập với Front-end, Back-end là các phần bên trong như các cơ sở dữ liệu, ứng dụng và máy chủ. Sự phối hợp giữa Front-end và Back-end giúp website hoạt động trơn tru, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho người dùng nhanh chóng, kịp thời. Một trang web thường chứa nhiều tập lệnh khác nhau được chạy trên máy chủ mỗi khi người dùng truy cập website. Mọi hoạt động hiển thị trên trình duyệt web đều có sự đóng góp của Back-end.
Back-end Developer hay lập trình viên Back-end là người đảm nhiệm việc xây dựng mã và ngôn ngữ chạy phía sau hậu trường của trang chủ web. Các mã được lập trình viên Back-end tạo ra hỗ trợ giao tiếp giữa cơ sở dữ liệu và trình duyệt thông qua những hoạt động đọc dữ liệu, lưu trữ, cập nhật hoặc xóa dữ liệu ra khỏi cơ sở dữ liệu.
Các nhiệm vụ chính của Back-end Developer bao gồm:
- Thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu, bao gồm việc lập trình cơ sở dữ liệu, tạo bảng, cấu trúc dữ liệu.
- Viết mã để xử lý, điều khiển các hoạt động và xử lý yêu cầu từ phía Front-end.
- Đảm bảo trang web có khả năng tương tác với người dùng thông qua giao diện lập trình ứng dụng API (Application Programming Interface) và các giao thức khác nhau.
- Đảm bảo cơ sở dữ liệu được lưu trữ và truyền tải an toàn, ngăn chặn các vấn đề bảo mật.
- Tối ưu hóa hiệu suất trang web và đáp ứng được yêu cầu từ người dùng.
- Tích hợp trang web với các dịch vụ bên ngoài như thanh toán trực tuyến, phương thức xác thực hoặc dịch vụ đám mây.
- Quản lý phiên làm việc của người dùng, đảm bảo rằng thông tin liên quan đến mỗi phiên được duy trì và quản lý đúng cách.
4. Full-stack Developer là gì?
Full-stack Developer hay lập trình viên Full-stack là những người có nhiệm vụ phụ trách cả Front-end (thiết kế UI, UX, flow) và Back-end (thiết kế database, viết các API cần thiết). Họ là những người có chuyên môn cao, có khả năng phân tích và thiết kế toàn bộ phạm vi hệ thống, từ giao diện người dùng cho đến xử lý cơ sở dữ liệu và logic hệ thống. Không những thế, lập trình viên Full-stack còn phải ứng biến linh hoạt với CSS để tối ưu hóa hiển thị của trang web/ ứng dụng.
Bên cạnh các nhiệm vụ của Front-end Developer và Back-end Developer, các nhiệm vụ chính của Full-stack Developer như sau:
- Tích hợp Front-end và Back-end thành một sản phẩm hoàn chỉnh và đảm bảo rằng chúng tương thích, đạt hiệu quả.
- Tối ưu hóa hiệu suất của trang web/ứng dụng, đảm bảo hoạt động nhanh chóng, sử dụng ít tài nguyên hệ thống.
- Kiểm tra và sửa các lỗi về 2 phía Front-end và Back-end để đảm bảo tính ổn định và bảo mật của trang web/ứng dụng.
5. Salesforce Developer là gì?
Salesforce là giải pháp phần mềm CRM (Customer Relationship Management) dựa trên điện toán đám mây, được sử dụng để quản lý hệ thống khách hàng, bán hàng và tiếp thị.
Salesforce Developer là nhà phát triển Salesforce, nhiệm vụ chính của họ là tập trung vào phát triển ứng dụng trên nền tảng Salesforce. Với sự phát triển nhanh chóng của Salesforce và sức mạnh của nền tảng này trong lĩnh vực CRM, vai trò của Salesforce Developer ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Dưới đây là một số công việc chính của Salesforce Developer:
- Tham gia thiết kế, tùy chỉnh, phát triển ứng dụng, tích hợp hệ thống trên các dịch vụ của Salesforce bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Apex và Visualforce.
- Tùy chỉnh giao diện người dùng và trình điều khiển (controllers) để tạo ra trải nghiệm thân thiện với người dùng và phù hợp với nhu cầu của tổ chức.
- Tối ưu hóa hiệu suất của các ứng dụng Salesforce hoạt động mượt mà và hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp xuất hiện nguồn dữ liệu lớn.
- Tích hợp Salesforce với các hệ thống và ứng dụng khác bằng cách sử dụng API và dịch vụ web để chia sẻ dữ liệu và tương tác với các hệ thống bên ngoài.
- Đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu trên nền tảng Salesforce.
6. Unity Developer là gì?
Unity là công cụ phát triển game đa nền tảng, phổ biến trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Unity thuộc Unity Technologies, ra đời vào những năm 2005, hiện nay Unity đã dần trở thành một trong những game engine (phần mềm game) phổ biến nhất trên thế giới.
Unity Developer là lập trình viên sử dụng nền tảng Unity để thiết kế, phát triển và xây dựng các dự án game, ứng dụng thực tế ảo VR (Virtual Reality) và AR (Augmented Reality) phim ảnh, hoạt hình, quảng cáo, ô tô, kiến trúc, xây dựng,… Nhiệm vụ chính của Unity Developer là viết code để phát triển chương trình với ngôn ngữ mà game engine sử dụng phổ biến là ngôn ngữ kịch bản hướng đối tượng (C#).
Ngoài ra, Unity Developer còn thực hiện các công việc sau:
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình C# để viết code cho trò chơi, xử lý logic, điều khiển nhân vật, tạo hiệu ứng và tương tác mượt mà trong trò chơi.
- Sử dụng các công cụ tạo đồ họa, animatics và hiệu ứng để tạo ra thế giới ảo trong trò chơi hoặc ứng dụng.
- Tích hợp dịch vụ bên ngoài vào trò chơi hoặc ứng dụng, bao gồm quảng cáo, phương thức thanh toán, mạng xã hội.
Mức thu nhập của Developer có cao không?
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều cơ hội công việc rộng mở cho các Developer. Các công ty công nghệ, công ty phát triển ứng dụng, công ty trò chơi điện tử,… vẫn đang tìm kiếm đội ngũ Developer để phát triển sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt, các kỳ lân công nghệ (Startup unicorn) đang trở thành môi trường phát triển sáng tạo và thu hút các Developer tài năng.
Hiện tại, Developer thuộc top đầu các ngành nghề có mức thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, mức thu nhập này còn tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và các cấp bậc của Developer. Mức thu nhập trung bình của Developer dao động từ 12 – 20 triệu đồng/tháng. Các Developer có chuyên môn, làm việc trong các lĩnh vực như trò chơi điện tử, trí tuệ nhân tạo hoặc công nghệ blockchain có mức thu nhập hàng tháng lên đến vài chục triệu đồng.
Nhiều việc làm Developer với mức thu nhập hấp dẫn, cơ hội công việc rộng mở đang chờ đón bạn. Truy cập Goodjob Việt Nam và ứng tuyển ngay nhé!
Kết luận
Trong bất kỳ vị trí nào thì Developer đều góp phần quan trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, cụ thể là lập trình máy tính. Từ Full Stack Developer, Front-end Developer, Back-end Developer, Web Developer, Salesforce Developer cho đến Unity Developer đều là những vị trí không thể thiếu trong quá trình đưa lập trình máy tính lên một tầm cao mới. Hy vọng những thông tin mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về các vị trí Developer. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Goodjob Việt Nam để cập nhật các thông tin hữu ích cho hành trang sự nghiệp ngay hôm nay nhé!