QS là gì? Tất tần tật về vị trí QS bạn nên biết

QS là gì? Tất tần tật về vị trí QS bạn nên biết

Ngày đăng: 28/12/2021 09:00 AM

    1- QS là gì?

    QS là viết tắt của Quantity Surveyor. Theo tiếng Việt, được biết đến dưới tên gọi kỹ sư dự toán. Họ là những người đảm nhận nhiệm vụ khảo sát khối lượng và làm dự toán. Họ sẽ ước tính và tính toán khối lượng nguyên vật liệu cần thiết cho một công trình cũng như thống kê số lượng nhân công cần thiết để thực hiện một dự án xây dựng. Mục tiêu hàng đầu của các QS là phải tìm kiếm những vật liệu có chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng tốt nhất những yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn của công trình xây dựng. 

    Bảng tính toán khối lượng của QS được sử dụng cho việc chào thầu hoặc thanh toán. Đồng thời từ bảng khối lượng đó mà quản lý dự án hoặc nhà thầu có thể sử dụng để ước lượng tổng chi phí xây dựng. Từ đó có thể gia tăng khả năng đấu thầu thành công.

    Trong lĩnh vực xây dựng, QS được mệnh danh là trái tim của dự án. Công việc của họ mang tính quyết định đối với sự sống còn và phát triển của một dự án. 

    QS là gì?

    QS là gì?

    Môi trường làm việc của QS cũng rất đa dạng và phong phú. Họ có thể lựa chọn làm việc cho nhà thầu xây dựng hoặc chủ đầu tư. Họ cũng có thể làm việc tại văn phòng hoặc công trường. 

    Tóm lại QS giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí của tất cả các dự án xây dựng, từ lúc lập dự toán cho đến khi hoàn thành. Những công việc mà họ đảm nhận cũng rất đa dạng và có liên quan đến nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là QS luôn tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những giá trị tốt nhất và đảm bảo các giá trị đó tương xứng với giá trị đồng tiền khách hàng bỏ ra. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, QS có thể đảm bảo mọi việc được thực hiện với chất lượng tốt nhất và tuân thủ theo đúng các quy định nghiêm ngặt của ngành xây dựng.

    2- Mô tả công việc của QS

    Một ngày làm việc của QS rất đa dạng. Đôi khi bạn có thể bắt gặp họ tại văn phòng nhưng lúc khác lại thấy họ ở công trường. Mỗi một dự án đều khác nhau rất nhiều, vì vậy bạn sẽ không sợ phải làm những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại. 

    Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng cũng tạo điều kiện phát triển cho những người đảm nhận những công việc lành nghề như vị trí QS. Các QS có thể lựa chọn tập trung vào một khía cạnh cụ thể của lĩnh vực xây dựng. Họ có thể lựa chọn một trong các lĩnh vực như: tư vấn chi phí dự án, thuế, tư vấn công tác bảo trì các tòa nhà hoặc tư vấn sử dụng các nguồn tài trợ sao cho hiệu quả nhất.

    Tùy thuộc vào môi trường làm việc của mỗi công ty mà QS sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên một ngày điển hình của QS thường bao gồm những công việc sau đây:

    - Tính toán khối lượng các hạng mục công trình dựa theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo tính pháp lý của các hạng mục công việc cũng như khối lượng và đơn giá của các hạng mục

    - Phối hợp với các bộ phận khác để kiểm tra và theo dõi các hạng mục phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời chịu trách nhiệm cập nhật khối lượng các hạng mục phát sinh vào tổng dự toán.

    - Quản lý đơn giá dự toán của các công trình và các dự án của doanh nghiệp.

    - Thực hiện việc khảo sát giá của các đơn vị khác trên thị trường.

    - Cung cấp danh mục thiết bị vật tư, khối lượng dự toán và các tài liệu cần thiết khác cho phòng quản lý thầu để tiến hành hoạt động đấu thầu. 

    - Có trách nhiệm giám sát tiến độ thực hiện hồ sơ chất lượng và khối lượng của từng dự án.

     

    Mô tả công việc của QS

    Mô tả công việc của QS

    - Tiến hành phân bổ công việc cho các nhà thầu, kiểm tra, theo dõi quá trình thi công, đánh giá khối lượng công việc đã hoàn thành của nhà thầu và sắp xếp việc thanh toán cho các nhà thầu.

    - Lập hồ sơ thanh quyết toán cho từng hạng mục công trình và cho toàn dự án theo đúng quy định.

    - Phân tích các khoản chi phí có liên quan đến việc sửa chữa, bảo trì các máy móc thiết bị thi công tại công trường.

    - Nghiên cứu tính khả thi của các yêu cầu của khách hàng, đồng thời đưa ra biện pháp phù hợp để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đó.

    - Chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng, đảm bảo các thông tin liên quan đến số lượng vật liệu và đặc tính kỹ thuật không bị sai sót.

    - Đánh giá kết quả thực hiện của từng dự án và đưa ra dự đoán cho công việc trong tương lai.

    - Thực hiện việc phân tích các khoản chi phí của dự án, theo dõi biến động chi phí và lập báo cáo cho ban quản lý dự án.

    3- Yêu cầu đối với công việc QS

    Để có thể đảm nhận một vai trò mang tính chuyên môn cao như QS đòi hỏi bạn phải có những kiến thức chuyên môn và bộ kỹ năng mềm phù hợp. Bạn sẽ phải tập trung vào việc học tập để tích lũy cho mình những kiến thức chuyên môn, đồng thời còn phải nỗ lực rèn luyện kỹ năng mềm để hỗ trợ cho công việc.

    3.1- Trình độ chuyên môn

    Các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên cho vị trí QS phải có tối thiểu bằng cử nhân chuyên ngành kinh tế xây dựng của các trường như Đại học Giao thông Vận tải hay Đại học Xây dựng. 

    Việc học tập tại trường đại học sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chuyên môn trong việc lập dự toán công trình xây dựng. Bên cạnh đó các bạn cũng được trau dồi khả năng đọc hiểu các bản vẽ thiết kế, kết cấu và kiến trúc cùng nhiều tài liệu khác có liên quan đến ngành xây dựng.

    3.2- Kỹ năng 

    Ngoài kiến thức chuyên môn, ứng viên cho vị trí QS còn phải đáp ứng được những kỹ năng cần thiết sau đây:

    Thứ nhất, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Trong công việc QS sẽ phải thường xuyên tiếp xúc và trao đổi công việc với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, chủ đầu tư,… Vì vậy QS cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp với các đối tượng có liên quan đến dự án cũng như giúp bạn trình bày quan điểm một cách dễ hiểu và mang tính thuyết phục cao hơn.

    Thứ hai, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Rèn luyện đức tính tỉ mỉ, cẩn thận và có tinh thần trách nhiệm cao rất quan trọng với những ai muốn trở thành một QS. Bởi vì chỉ cần một sai sót nhỏ của QS trong việc ước tính, tính toán dự toán cũng có thể khiến cho công trình xây dựng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Thứ ba, có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Các khách hàng, đối tác của doanh nghiệp có thể đến từ một nước khác, cho nên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ có thể giúp bạn giao tiếp trực tiếp với họ tốt hơn. Ngoài ra, còn giúp bạn đọc hiểu các hợp đồng, tài liệu và hiểu các yêu cầu của các đối tác, khách hàng nước ngoài.

    Kỹ năng, kiến thức chuyên môn của KS

    Kỹ năng, kiến thức chuyên môn của KS

    4- Làm thế nào để biết bạn có phù hợp với vai trò của một QS hay không? 

    Để biết bản thân có phù hợp với công việc QS hay không, bạn có thể cân nhắc những điều sau:

    Thứ nhất, bạn hãy tự nghĩ xem bạn có phải là một người có khả năng phân tích tốt hay không, hoặc là bạn có kỹ năng số học và tư duy tài chính mạnh mẽ hay không. Mặt khác, bạn cũng cần cân nhắc xem bạn có phải là người có kỹ năng quản lý và lãnh đạo tốt hay không nữa nhé. Bởi vì trong vai trò QS bạn sẽ phải thường xuyên trao đổi công việc với nhà cung cấp hoặc thầu phụ để đảm bảo họ hoàn thành tốt nhất yêu cầu của dự án. 

    Thứ hai, bạn nên cân nhắc xem kỹ năng giao tiếp và đàm phán của bạn có tốt hay không. Nguyên do là vì các dự án xây dựng thường có sự tham gia của rất nhiều các bên khác nhau.

    Thứ ba, bạn cần xem xét khả năng lập báo cáo của bạn. Hãy tự đánh giá hiệu quả các bài báo cáo do bạn viết. Các báo cáo đó có thể hiện được những thông tin quan trọng mà khách hàng cần nắm rõ hay không. Bạn cũng phải xem xét kỹ năng tin học của bạn, đặc biệt là khả năng sử dụng excel. 

    Ngoài ra, bạn còn phải có những kiến thức nền tảng về thương mại, sản xuất. Việc sở hữu những kiến thức sâu rộng về ngành cũng như hiểu rõ những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ khiến bạn là ứng cử viên sáng giá cho vị trí QS.

    5- Triển vọng đối với nghề QS

    Ngày nay nhu cầu nâng cao cơ sở hạ tầng và nhà ở của con người rất được quan tâm. Do đó lĩnh vực xây dựng cũng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ hơn trước. Điều này mang lại rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những bạn trẻ yêu thích nghề QS. Hơn nữa, mức thu nhập của nghề QS rất ổn định và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cho những ai có năng lực và biết nỗ lực vươn lên.

    Triển vọng đối với nghề KS?

    Triển vọng đối với nghề KS?

    Sự phát triển của ngành xây dựng dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu tuyển dụng vị trí QS của các doanh nghiệp xây dựng và của nhà đầu tư. Trong ngành xây dựng, các ứng viên có thể lựa chọn làm việc trong ban quản lý dự án hoặc làm việc tại các nhà thầu thi công. Cho nên cơ hội việc làm rất rộng mở và đa dạng.

    Nhu cầu tuyển dụng lớn cùng với đó là chế độ lương, thưởng hấp dẫn là điểm thu hút ứng viên của nghề QS. Theo thống kê mức lương trung bình của kỹ sư QS dao động trong khoảng từ 8 – 15 triệu đồng / tháng. Với những QS ở các vị trí cao và có kinh nghiệm càng nhiều thì mức thu nhập càng hấp dẫn. Bên cạnh đó các QS còn nhận được chế độ thưởng, du lịch, bảo hiểm xã hội và nhiều đãi ngộ hấp dẫn khác.

    Hy vọng qua những thông tin trong bài viết này của Goodjob, các bạn sẽ hiểu được QS là gì cũng như nhận thức được triển vọng của công việc này. Nếu bạn yêu thích nghề QS và muốn đạt được thành công trong vị trí này thì hãy trau dồi những kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm kể trên. Bởi vì đó là chìa khóa giúp bạn từng bước chinh phục con đường sự nghiệp của nghề QS.