Top 5 mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất

Top 5 mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất

Ngày đăng: 05/08/2022 02:12 PM

    Đơn xin nghỉ việc không chỉ trình bày lý do muốn chấm dứt hợp đồng lao động mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm của bản thân người lao động. Và đây là mẫu đơn xin nghỉ việc thuyết phục nhất để bạn tham khảo.

    1. Mẫu Đơn xin nghỉ việc chi tiết nhất

    1.1 Mẫu số 01

    Mẫu đơn xin nghỉ việc 01

    1.2 Mẫu số 02

    1.3 Mẫu số 03

    1.4 Mẫu số 04

     

     

    1.5 Mẫu số 05

     

    2. 4 lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

    2.1 Sử dụng ngôn ngữ lịch sự

    Bạn ra đi khi không còn hứng thú với công ty hay có nhiều bất đồng với cấp trên... Dù là vì bất cứ lý do gì đi nữa thì công ty cũng là nơi cho bạn 01 công việc, trả lương cho bạn. Vì thế, khi ra đi hãy sử dụng ngôn ngữ lịch sự và chúc cho sự phát triển của công ty.

    Nếu lịch sự, bạn sẽ nhận được sự đồng ý một cách thoải mái hơn, đồng thời cũng thể hiện bạn là người lịch sự và được đánh giá cao.

    2.2 Tuân theo hợp đồng lao động

    Nếu nghỉ việc không báo trước trong thời gian nhất định đã được quy định hoặc không tuân theo thời gian làm việc cam kết trước đó thì người lao động rất dễ bị làm khó. Chẳng hạn phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty hay gặp khó khăn khi xin nghỉ và khi xin việc tại công ty mới.

    Bởi vậy nên bạn cần tuân theo quy định của hợp đồng lao động bạn đã ký để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân mình.

    2.3 Cân nhắc kỹ càng trước khi gửi đơn

    Bắt đầu một công việc mới không phải là điều dễ dàng. Vì thế, trước khi gửi đơn bạn cần cân nhắc những việc sau:

    - Nghỉ việc thời điểm này có hợp lý với công ty và với bản thân không?

    - Bạn có thể tìm được công việc mới ngay sau khi nghỉ việc không?

    - Bạn có thật sự "chán" công việc này không?

    - Bạn có thể tìm được công việc khác tốt hơn với mức đãi ngộ cao hơn không?

    2.4 Cân nhắc thời điểm nghỉ việc

    Ngoài việc cân nhắc những lý do của bản thân, bạn cũng nên cân nhắc việc bạn nghỉ có ảnh hưởng tới công ty không? Chẳng hạn, công ty đang không có đủ nhân sự mà công việc dồn dập thì việc bạn ra đi có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới công ty như thế nào. Từ đó, cân nhắc việc ở lại thêm thời gian và kéo dài thời gian báo trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động.

    3. Giải đáp một số thắc mắc khi viết đơn xin nghỉ việc

    3.1 Có bắt buộc phải viết đơn xin nghỉ việc không?

    Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết hợp đồng.

    Nếu có các lý do luật định như không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, bị người sử dụng lao động ngược đãi; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc… người lao động có thể nghỉ việc luôn mà không cần báo trước.

    Trường hợp nghỉ việc vì lý do khác, người lao động phải thực hiện việc báo trước cho doanh nghiệp biết.

    Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về hình thức báo trước nên người lao động có thể thông báo bằng lời, viết đơn, gửi email,… đến người sử dụng lao động.

    Theo đó, không bắt buộc người lao động trước khi nghỉ việc phải viết đơn xin nghỉ.

    Nhưng để có bằng chứng chứng minh là đã báo trước đúng quy định, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp, người lao động cũng nên viết đơn xin nghỉ việc hoặc viết email cho người sử dụng lao động.

    3.2 Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn không?

    Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

    Nếu làm thử mà thấy không phù hợp, người lao động hoàn toàn có thể xin nghỉ việc. Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ:

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

    Như vậy, việc viết đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc là không bắt buộc. Tuy nhiên, trước khi nghỉ, người lao động nên thông báo cho người quản lý trực tiếp để thể hiện sự tôn trọng của người lao động đối với công ty và để phía công ty có thể đưa ra chính sách về nhân sự phù hợp khi bạn quyết định nghỉ việc. 

    3.3 Viết đơn xin nghỉ việc nhưng công ty không duyệt, phải làm sao?

    Theo Điều 35 Bộ luật Lao động, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà không cần người sử dụng lao động đồng ý.

    Tuy nhiên, người lao động phải đảm bảo đã thực hiện thủ tục báo trước cho người sử dụng lao động biết hoặc phải có các lý do không cần báo trước được pháp luật quy định.

    Nếu đã thực hiện đúng quy định mà vẫn bị người sử dụng làm khó bằng việc giữ giấy giờ hoặc không chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tố cáo những sai phạm của doanh nghiệp đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương bình và Xã hội nơi doanh đặt trụ sở theo hướng dẫn tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình.

    Xem thêm: Thủ Tục Hưởng Chế Độ Ốm Đau Theo Quy Định Mới Nhất

    3.4 Nghỉ làm không viết đơn xin nghỉ việc có được chốt sổ BHXH?

    Điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

    Theo đó, khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động, dù việc chấm dứt hợp đồng lao động có đúng luật hay không.

    Do đó, ngay cả khi không viết đơn xin nghỉ việc, người lao động vẫn sẽ được chốt sổ BHXH, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

    Xem thêm: Mức Đóng, Mức Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Là Bao Nhiêu Phần Trăm?

    4. Hướng dẫn người lao động xin nghỉ việc đúng luật

    4.1 Báo trước thời gian theo quy định

    Theo Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nghỉ việc sẽ phải báo trước thời gian như sau:

    * Với các công việc thông thường, người lao động phải báo trước:

    - Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

    - Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng

    - Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng

    * Với các công việc đặc thù, người lao động phải báo trước:

    (Công việc đặc thù bao gồm: thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên bảo dưỡng tàu bay; người quản lý doanh nghiệp; thuyền viên,…)

    - Ít nhất 120 ngày: Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

    - Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

    Lưu ý:

    - Người lao động không cần báo trước trong một số trường hợp sau:

    + Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp điều chuyển người lao động.

    + Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.

    + Bị người sử dụng ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

    + Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    + Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì làm việc gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

    + Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ có thỏa thuận khác.

    + Người sử dụng cung cấp thông tin không trung thực liên quan đến công việc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

    - Nghỉ việc không báo trước đúng hạn, người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Khi đó, người lao động sẽ gặp phải một số bất lợi sau:

    + Không được nhận trợ cấp thôi việc.

    + Không được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

    + Phải hoàn trả kinh phí đào tạo.

    + Phải bồi thường cho doanh nghiệp nửa tháng tiền lương và khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.

    4.2 Bàn giao công việc và tài sản công ty

    Hiện nay pháp luật không có bất cứ quy định nào bắt buộc người lao động phải bàn giao công việc trước khi nghỉ việc.

    Tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng lao động thì người lao động có trách nhiệm phải thực hiện.

    Còn nếu nội quy lao động không quy định và các bên cũng không có thỏa thuận về vấn đề này thì người lao động không có nghĩa vụ phải bàn giao công việc. Nếu không thực hiện thì người lao động cũng không bị phạt hay bồi thường.

    Tuy nhiên để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình, người lao động cũng nên hoàn thành việc bàn giao đầu việc mà mình phụ trách cho đồng nghiệp khác.

    Xem thêm: Thủ Tục Hưởng Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội Khi Sảy Thai

    4.3 Nhận sổ bảo hiểm, các khoản trợ cấp (nếu có)

    Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì trong thời hạn 14 ngày làm việc, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó có lương, trợ cấp thôi việc,…

    Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động.

    Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho mình, khi nghỉ việc, người lao động cần nhớ đòi các khoản tiền trợ cấp và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện chốt sổ BHXH.

    5. Các khoản tiền được nhận khi nghỉ việc đúng luật

    Căn cứ BLLĐ năm 2019, người lao động nghỉ việc đúng luật sẽ có thể được nhận các khoản tiền sau đây:

    1 - Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán.

    2 - Tiền trợ cấp thôi việc.

    Theo Điều 46 Bộ luật Lao động, nếu đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mà chấm dứt hợp đồng vì lý do như hết hạn hợp đồng, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp,… thì người lao động sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc.

    3 - Tiền trợ cấp mất việc làm.

    Theo Điều 47 Bộ luật Lao động 2019, người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động mà nghỉ việc doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, chia, tách, hợp nhất,... thì được chi trả trợ cấp mất việc làm.

    Xem thêm: 2 Điều Cần Biết Về Tăng Lương Hưu, Trợ Cấp BHXH Từ 2022

    4 - Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết.

    Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ phép từ 12 - 16 ngày/năm.

    Nếu chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép mà phải nghỉ việc thì theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động, người lao động sẽ được thanh toán tiền nghỉ phép năm cho những ngày chưa nghỉ.

    5 - Tiền trợ cấp thất nghiệp.

    Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013, khi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc, người lao động sẽ có cơ hội được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả, chứ không phải người sử dụng lao động.

    Trên đây là các mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp và những quy định liên quan giúp người lao động thuận lợi chấm dứt hợp đồng lao động.

    Theo: LuatVietNam